Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện hơi nước bí ẩn ngoài Hệ Mặt trời
Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện ra hơi nước xung quanh một hành tinh đá ngoài Hệ Mặt trời, quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái đất 26 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học đã quan sát một ngoại hành tinh đá, nóng có tên là GJ 486 b bằng kính thiên văn James Webb. Hành tinh này lớn hơn Trái đất khoảng 30% và có lực hấp dẫn bề mặt mạnh hơn nhiều so với hành tinh của chúng ta, CNN đưa tin hôm 2/5.
Mô phỏng hành tinh GJ 486 b quay quanh một sao lùn đỏ ngoài Hệ Mặt trời. (Ảnh: NASA/ESA/CSA/Joseph Olmsted).
Nó quay quanh một ngôi sao và hoàn thành một vòng quỹ đạo sau 1,5 ngày tính theo thời gian Trái đất. Khoảng cách gần giữa hành tinh này và sao chủ khiến nó có nhiệt độ bề mặt là 800 độ F (430 độ C).
Các nhà thiên văn học tin rằng hành tinh này chỉ có một bên luôn hướng về phía sao chủ, tương tự như cách Mặt trời quay quanh Trái đất.
Dù nhiệt độ cao khiến hành tinh này không thể sinh sống được, các quan sát về GJ 486 b bằng máy quang phổ cận hồng ngoại của James Webb đã cho thấy dấu hiệu của hơi nước. Nghiên cứu chi tiết về phát hiện đã được chấp thuận xuất bản trên Astrophysical Journal Letters.
Sự hiện diện của hơi nước có thể là dấu hiệu cho thấy GJ 486 b bằng cách nào đó có bầu khí quyển riêng, bất chấp nhiệt độ cao và vị trí rất gần sao chủ.
Dù hơi nước trước đây đã được phát hiện trên các ngoại hành tinh khí, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy khí quyển xung quanh một ngoại hành tinh đá. Điều này nếu được chứng minh sẽ là phát hiện mang tính bước ngoặt, vì nó đồng nghĩa có các dạng hành tinh giống với Trái đất hay sao Hỏa - được coi là các hành tinh đá - bên ngoài Hệ Mặt trời.
“Hơi nước trong khí quyển trên một hành tinh đá nóng sẽ là một bước đột phá lớn đối với khoa học ngoại hành tinh”, đồng tác giả nghiên cứu Kevin Stevenson, điều tra viên chính của chương trình quan sát James Webb tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Laurel, Maryland, cho biết.
Các quan sát trong tương lai về hành tinh này bằng những thiết bị khác nhau trên kính viễn vọng James Webb có thể tiết lộ thêm chi tiết về nguồn gốc của hơi nước.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
