Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ công suất 50 megawatt

Thiết kế lò phản ứng mini của công ty NuScale được cấp chứng nhận an toàn và có thể đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ công suất 50 megawatt
Thiết kế lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ của NuScale. (Ảnh: NPR).

Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Mỹ (NRC) hôm 4/9 cấp chứng nhận thiết kế cho lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ đầu tiên, có nghĩa thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và có thể đưa vào những dự án trong tương lai. Thiết kế này đến từ NuScale, công ty được thành lập bởi Đại học Oregon với vốn đầu tư từ Bộ Năng lượng Mỹ. Lò phản ứng của NuScale có dạng hình trụ bằng thép, cao 23 m và rộng 5 m, có thể sản xuất 50 megawatt điện. Kế hoạch của công ty là triển khai 12 lò phản ứng trong bể lớn dùng trong các nhà máy điện hạt nhân hiện nay.

Lò phản ứng có thiết kế cơ bản, sử dụng thanh nhiên liệu urani để làm nóng nước trong đường ống điều áp. Hơi nước được dẫn tới turbine phát điện, hạ nhiệt và tuần hoàn trở lại lò phản ứng. Thiết kế cũng sử dụng hệ thống làm mát thụ động, vì vậy không cần dùng máy bơm hay các bộ phận chuyển động để giữ cho lò phản ứng vận hành an toàn. Đường ống điều áp được sắp xếp để cho phép nước nóng dâng lên qua ống xoắn trao đổi nhiệt và dồn về phía thanh nhiên liệu sau khi nguội.

Trong trường hợp xảy ra vấn đề, lò phản ứng của NuScale được thiết kế để quản lý nhiệt tự động. Cần điều khiển có thể bao bọc thanh nhiên liệu, chặn các neutron, làm ngưng phản ứng dây chuyền hạt nhân. Một motor giữ cố định cần điều khiển phía trên thanh nhiên liệu. Trong trường hợp mất điện hoặc bị ngắt đột ngột, cần điều khiển sẽ chèn lên thanh nhiên liệu. Lợi thế của thiết kế cỡ nhỏ là mỗi lò chỉ chứa lượng nhỏ nhiên liệu phóng xạ.

NuScale đã đệ trình thiết kế lên NRC từ năm 2016, bao gồm hơn hai triệu trang tài liệu. NRC kết luận các đặc điểm của thiết kế sẽ đảm bảo nhà máy hạt nhân ngừng hoạt động an toàn và không có nguy cơ trong tình huống khẩn cấp. NuScale cho biết các lò phản ứng đầu tiên sẽ được triển khai vào giữa thập niên 2020.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ đại

Khám phá báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ đại

Không chỉ đơn giản là đo mực nước, các công trình này có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.

Đăng ngày: 23/08/2020
Kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị vỡ

Kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị vỡ

Sự cố đứt cáp tại Đài quan sát Arecibo khiến kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đăng ngày: 13/08/2020
Hy Lạp tận dụng xác tàu đắm cổ làm bảo tàng dưới nước đầu tiên

Hy Lạp tận dụng xác tàu đắm cổ làm bảo tàng dưới nước đầu tiên

Hy Lạp đã khánh thành bảo tàng dưới nước đầu tiên tại vị trí của một con tàu đắm ngoài khơi đảo Peristera.

Đăng ngày: 08/08/2020

"Mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới đã bắt đầu được lắp ráp

Dự kiến quá trình lắp ráp này sẽ kéo dài 5 năm, đánh dấu dự án nhiệt hạch hạt nhân lớn nhất trong lịch sử loài người đã bước sang giai đoạn mới.

Đăng ngày: 04/08/2020
Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan

Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan

Sự nóng lên toàn cầu ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).

Đăng ngày: 30/07/2020
Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Đăng ngày: 29/07/2020
Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Mạng lưới đường hầm tỷ đô bảo vệ Hong Kong khỏi ngập lụt

Nhờ xây đường hầm thoát nước dưới lòng đất, Hong Kong đã giảm đáng kể thiệt hại về người và của do mùa mưa bão hàng năm gây ra.

Đăng ngày: 28/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News