Loài rắn "láu cá" biết giả chết, tự hộc máu như phim

Như một diễn viên kịch nghệ tài tình, loài rắn kỳ quái tự bôi bẩn, bò loạng quạng rồi nằm quay đơ, há miệng, thè lưỡi, vờ bị hộc máu... để giả chết.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Biology Letters đã mô tả khả năng giả chết của những con rắn kẻ ô (Natrix tessellata), một loài rắn nước không có nọc độc phân bố trên nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Phi.

TS Vukasin Bjelica thuộc Đại học Belgrade và các cộng sự đã quan sát những con rắn kẻ ô sống ở Golem Grad - một hòn đảo trên hồ ở Bắc Macedonia - và nhận thấy chúng là những diễn viên kịch nghệ tài tình.

Hầu hết các loài rắn đều chạy trốn hoặc chiến đấu khi bị tấn công. Nhưng với loài rắn kỳ quặc này, khi bị vây khốn, nó liền... giả chết.

Loài rắn láu cá biết giả chết, tự hộc máu như phim
Loài rắn kẻ ô ở Golem Grad có khả năng giả chết độc đáo - (Ảnh: BIOLOGY LETTERS)

Nhóm nghiên cứu do TS Bjelica dẫn đầu đã bắt và thử nghiệm 263 con rắn, lao theo và tóm lấy phần giữa thân chúng để kích thích nhiều hành vi phòng thủ nhất.

Trong khi cẩn thận để không làm tổn thương những con rắn, họ giữ chúng, nhẹ nhàng bóp chúng và duỗi chúng ra trên mặt đất, bắt chước hành động như một kẻ săn mồi đang do dự trong việc ăn thịt con mồi.

Theo The New York Times, nhờ đó họ đã ghi lại một loạt hành vi đáng kinh ngạc và đôi khi khiến người khác phải cười ngất.

Gần một nửa số rắn tự lăn lộn để bôi lên mình một hỗn hợp cay nồng từ xạ hương và phân. Nhiều con bắt đầu bò loạng choạng, nằm quay đơ, há miệng, thè lưỡi...

Để thêm phần kịch tính, một số con còn giả vờ để máu chảy ra từ miệng, sủi bọt...

Theo các tác giả, đó là một chiến lược có rủi ro cao, nhưng hữu hiệu khi bị vây khốn, không còn đường thoát.

Một số kẻ săn mồi không ưa xác thối và cảm thấy ghê tởm trước một con vật đang bốc mùi, quằn quại, hoặc trông như đã chết.

Nếu không thì đó cũng là một cơ hội vàng cho con rắn bởi khi nghĩ con mồi đã chết, kẻ săn mồi cho dù không bỏ cuộc thì cũng lơ là hơn, có thể nới lỏng vòng vây và tạo điều kiện để con rắn có cơ hội thoát thân.

Nhiều loài khác nhau trong vương quốc động vật giả vờ chết khi bị kẻ săn mồi làm phiền, bao gồm côn trùng, cá, động vật lưỡng cư và cả một vài loài động vật có vú.

Các tác giả cũng lưu ý rằng rắn kẻ ô trên đảo Golem Grad là một quần thể bất thường, bởi thường bị săn bắt bởi nhiều loài chim.

Vì vậy, chưa rõ những con rắn kẻ ô ở những nơi khác có khả năng giả chết tài tình như vậy hay không. Vẫn cần thêm nghiên cứu trên nhiều quần thể khác để làm rõ khả năng độc đáo của loài rắn này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ như thế nào nếu voi trong sở thú đánh nhau?

Sẽ như thế nào nếu voi trong sở thú đánh nhau?

Voi đánh nhau trong sở thú có thể là một sự việc nguy hiểm và đáng sợ. Hậu quả có thể nghiêm trọng cho cả voi và những người xung quanh.

Đăng ngày: 09/05/2024
Các loài linh trưởng nhỏ ở Nam Phi chật vật thích ứng với biến đổi khí hậu

Các loài linh trưởng nhỏ ở Nam Phi chật vật thích ứng với biến đổi khí hậu

Nghiên cứu về động vật linh trưởng cho thấy, những loài nhỏ hơn có thể phải đối mặt với nhiều thách thức hơn khi khí hậu tiếp tục biến đổi.

Đăng ngày: 09/05/2024
Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?

Loài vật đã tiến hóa thế nào để trở nên đặc biệt?

Tại sao cá voi có kích thước khổng lồ? Tại sao rùa có mai hay cổ của hươu cao cổ dài như vậy?

Đăng ngày: 08/05/2024
Loài nào có bộ não lớn nhất, chúng có phải thông minh nhất?

Loài nào có bộ não lớn nhất, chúng có phải thông minh nhất?

Loài nào có bộ não lớn nhất trong thế giới động vật? Và liệu bộ não lớn có liên quan đến chỉ số IQ cao?

Đăng ngày: 08/05/2024
Bất ngờ với cảnh

Bất ngờ với cảnh "vợ chồng" voọc đầu trắng quý hiếm ôm đàn con trên đảo Cát Bà

Ngày 6-5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh 2 con voọc trưởng thành được cho là " vợ chồng" ở đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) ôm đàn con vào lòng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng

Đăng ngày: 07/05/2024
Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Lần đầu tiên ghi nhận đười ươi tự bôi thảo dược chữa lành vết thương trên mặt

Các nhà khoa học quan sát thấy một con đười ươi (vượn orangutan) bôi thảo dược lên vết thương trên mặt và dường như chữa lành vết thương.

Đăng ngày: 04/05/2024
Giống cừu 200kg ở Tajikistan giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

Giống cừu 200kg ở Tajikistan giúp ứng phó với biến đổi khí hậu

Cừu Hissar là nguồn thực phẩm dồi dào, đồng thời góp phần cải thiện hệ sinh thái đất nhờ khả năng đi xa để kiếm ăn.

Đăng ngày: 03/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News