Malaysia phát hiện ca đầu tiên mắc biến chủng AY.4.2

Bộ Y tế Malaysia cho biết đã phát hiện 2 ca đầu tiên mắc AY.4.2, dòng phụ của biến chủng Delta và còn được gọi là Delta Plus, liên quan tới các du học sinh trở về từ Anh.

Trong một tuyên bố ngày 6/11, Noor Hisham Abdullah, Vụ trưởng thuộc Bộ Y tế Malaysia, cho biết những ca mắc này được phát hiện khi người bệnh đặt chân xuống sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) vào ngày 2/10, Star đưa tin.

Sau khi được xét nghiệm RT-PCR, hai người này ban đầu cho kết quả âm tính. Nhưng trong quá trình cách ly, họ cho kết quả dương tính sau lần test thứ hai vào ngày 7/10.

Malaysia phát hiện ca đầu tiên mắc biến chủng AY.4.2
Một du khách quét mã QR để làm thủ tục sau khi đặt chân tới sân bay tại đảo Langkawi vào ngày 16/9, sau khi nơi này mở cửa đón khách nội địa. (Ảnh: Reuters).

“Mẫu vật này đã được giải mã toàn bộ trình tự gene tại Viện Sinh học Phân tử Y tế, thuộc Đại học Quốc gia Malaysia (UBMI-UKM). Kết quả được công bố ngày 30/10”, ông Noor Hisham nói.

Còn được gọi là Delta Plus, chủng AY.4.2 là một trong 75 dòng phụ bắt nguồn từ chủng Delta, theo ông Noor Hisham.

Chủng này có thêm 2 đột biến ở protein gai (cơ chế virus bám vào tế bào người), cụ thể là Y145H và A222V. Tới cuối tháng 10, chủng AY.4.2 chiếm 10% số ca mắc được giải trình tự gene ở Anh”, ông Noor Hisham nói.

Vị vụ trưởng còn cho biết Cơ quan An toàn Y tế Anh ngày 20/10 từng xếp chủng AY.4.2 vào danh sách các biến chủng đang được điều tra.

“Vaccine hiện hành vẫn công hiệu trước biến chủng này, và các biện pháp như cách ly, xét nghiệm… có thể giúp giảm rủi ro chủng này lây nhiễm ở Malaysia, đặc biệt là ở cửa ngõ quốc tế của đất nước”, ông Noor Hisham nói, thêm rằng Bộ Y tế Malaysia sẽ theo sát biến chủng này trong cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cho biết AY.4.2 đã xuất hiện ở hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Delta Plus chưa được WHO xếp vào danh mục biến chủng cần chú ý (VOI) hay biến chủng gây quan ngại (VOC), do đó chưa được đặt tên riêng theo bảng chữ cái Hy Lạp.

Đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy biến chủng này nguy hiểm hơn các biến chủng đã xuất hiện, cũng như dấu hiệu suy giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine Covid-19, AFP ngày 22/10 dẫn lời Cơ quan An toàn Y tế Anh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19

Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19

Các nhà khoa học của Đại học Oxford, Anh đã phát hiện ra một loại gen có tên gọi LZTF1, làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19.

Đăng ngày: 08/11/2021
Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc nhằm vào tình trạng mệt mỏi và yếu cơ của người gặp di chứng Covid-19 kéo dài, hay " Long Covid", đang được tiến hành ở Anh.

Đăng ngày: 06/11/2021
Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Vaccine Covaxin vừa được WHO phê duyệt khẩn cấp sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt để ngừa Covid-19. Đây là loại công nghệ có lịch sử lâu đời trong ứng dụng điều chế vaccine.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Sở Y tế TP HCM vừa đề xuất tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu và người có nguy cơ cao vào 2 tháng cuối năm 2021.

Đăng ngày: 04/11/2021
Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Biến chủng này mới chỉ được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới. Song, nó vẫn được cảnh báo có thể kháng lại vaccine Covid-19 nhờ đột biến nguy hiểm.

Đăng ngày: 01/11/2021
Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng và liều tiêm là hai điểm mới trong hướng dẫn của Bộ Y tế về vaccine Covid-19 Abdala.

Đăng ngày: 29/10/2021
Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 28/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News