Mảnh "lãnh thổ" của quốc gia vũ trụ đầu tiên sắp rơi

Vệ tinh Asgardia-1 của dự án quốc gia vũ trụ Asgardia đang giảm dần độ cao, có thể rơi xuống khí quyển và cháy rụi khoảng giữa tháng 9.


Thiết kế của vệ tinh Asgardia-1. (Ảnh: Asgardia).

Quốc gia vũ trụ đầu tiên của nhân loại, Asgardia, đang đứng trước nguy cơ mất đi mảnh "lãnh thổ" duy nhất hiện nay ngoài không gian, vệ tinh Asgardia-1. Dữ liệu theo dõi từ Lực lượng Vũ trụ Mỹ và một số nguồn khác cho thấy, vệ tinh này dự kiến rơi trở lại khí quyển Trái đất và bốc cháy khoảng giữa tháng 9.

Tiến sĩ Igor Ashurbeyli, một nhà khoa học Nga, đề xuất thành lập Asgardia, quốc gia vũ trụ độc lập đầu tiên vào tháng 10/2016. Quốc gia này được đặt theo tên một vùng đất trên trời trong thần thoại Bắc Âu. Các công dân có thể xin gia nhập Asgardia miễn phí. Sứ mệnh của dự án là mang đến một xã hội hòa bình, giúp mọi người tiếp cận các công nghệ vũ trụ dễ dàng hơn và bảo vệ Trái đất trước những mối đe dọa ngoài không gian như thiên thạch hay rác vũ trụ nhân tạo, theo Ashurbeyli.


Minh họa quốc gia vũ trụ Asgardia. (Ảnh: James Vaughan).

Asgardia-1 đóng vai trò quan trọng trong dự án quốc gia vũ trụ Asgardia, phóng lên không gian vào năm 2017. Ngoài việc đại diện cho lãnh thổ của Asgardia ngoài Trái đất, vệ tinh nhỏ này còn mang theo các bản sao kỹ thuật số của hiến pháp Asgardia, lá cờ và dữ liệu về "công dân" Asgardia - những người đã chọn tham gia thử nghiệm xây dựng quốc gia này. Asgardia-1 cũng có nhiệm vụ khoa học là nghiên cứu tác động của bức xạ không gian đến việc lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.

Thông tin cập nhật từ cơ sở dữ liệu Space-Track của Lực lượng Vũ trụ Mỹ ngày 20/7 cho thấy độ cao của Asgardia-1 giảm dần, đồng nghĩa vệ tinh đang bị lực hấp dẫn của Trái đất kéo xuống khí quyển. Bản cập nhật gần đây nhất dự đoán nó sẽ rơi trở lại khí quyển và bốc cháy vào ngày 14/9. Satview, một website theo dõi rác không gian, dự đoán Asgardia-1 sẽ rơi sớm hơn, vào ngày 11/9.

Một đại diện của Asgardia cho biết họ đang "xem xét" vấn đề này và không bình luận gì thêm. Hiện chưa rõ việc mất Asgardia-1 ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu trở thành quốc gia được công nhận của Asgardia hay mục tiêu dài hạn hơn là có cư dân đầu tiên chào đời trong không gian. Đến nay, chưa quốc gia nào công nhận tư cách nhà nước của Asgardia. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn hoạt động trực tuyến và dự định bầu cử vị trí "người đứng đầu quốc gia" vào ngày 9/9.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News