NASA công bố lịch phóng siêu tên lửa Mặt trăng
Hệ thống Phóng Không gian khổng lồ mới của NASA có thể cất cánh lần đầu tiên vào tháng sau trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis.
NASA sẽ sớm khởi động chương trình Artemis để đưa con người quay trở lại Mặt Trăng sau 5 thập kỷ. Trong họp báo hôm 20/7, cơ quan này cho biết sẽ triển khai giai đoạn đầu tiên của sứ mệnh, được đặt tên là Artemis-1, vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9.
Ngày phóng chính xác sẽ được thông báo trước khoảng một tuần. NASA đang cân nhắc ba thời điểm: 8h33 ngày 29/8, 12h48 ngày 2/9 và 17h12 ngày 5/9 theo múi giờ miền đông Bắc Mỹ.
Artemis-1 sẽ chứng kiến Hệ thống Phóng Không gian (SLS) lần đầu cất cánh trong một chuyến bay không người lái kéo dài từ 4 đến 6 tuần, trong đó có ít nhất 6 ngày trên quỹ đạo ngược xa (DRO) xung quanh Mặt Trăng.
Siêu tên lửa SLS đặt tại Trung tâm Không gian Kennedy ở Florida trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 6/2022. (Ảnh: NASA)
Nằm trên đỉnh của tên lửa sẽ là một khoang phi hành đoàn Orion trống rỗng. Theo quản lý sứ mệnh Artemis, Mike Sarafin, mục tiêu chính của nhiệm vụ là kiểm tra tấm chắn nhiệt của Orion. Cấu trúc này sẽ phải chịu nhiệt độ nóng bằng một nửa Mặt Trời khi con tàu lao qua bầu khí quyển Trái Đất.
NASA có kế hoạch thu hồi Orion sau khi khoang phi hành đoàn rơi xuống đại dương để nghiên cứu kỹ lưỡng sự hao mòn của thiết bị trước khi cho phép các phi hành gia sử dụng nó trong những lần phóng trong tương lai.
Giai đoạn tiếp theo Artemis-2 sẽ là chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của sứ mệnh, đưa các phi hành gia bay quanh Mặt Trăng nhưng không đáp xuống bề mặt.
Giai đoạn Artemis-3 sẽ chứng kiến các phi hành gia hạ cánh xuống cực nam của thiên thể, với mục tiêu thiết lập một căn cứ lâu dài ở đó.
Tầng đẩy nòng cốt SLS trên đường vận chuyển từ New Orleans đến Mississippi. (Ảnh: NASA)
Sự thành công của nhiệm vụ sẽ phụ thuộc vào hiệu suất của SLS. Theo NASA, đây là tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo. Khi lắp đặt thêm khoang phi hành đoàn Orion, hệ thống này cao tới 98 m, cao hơn cả tượng Nữ thần Tự do.
Mặc dù ngắn hơn một chút so với tên lửa Saturn V của NASA, được sử dụng trong các sứ mệnh Apollo vào những năm 60 và 70, SLS mạnh hơn đáng kể với khả năng cung cấp lực đẩy khoảng 4 triệu kg, nhiều hơn 14% so với 3,4 triệu kg của Saturn V.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
