NASA lùi thời gian thử nghiệm tên lửa đẩy đưa tàu lên Mặt trăng
Ngày 5-4, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo sẽ hoãn buổi thử nghiệm cuối của tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) trong sứ mệnh Artemis đưa người lên Mặt trăng để nhường chỗ cho một tàu không gian SpaceX phóng vào cuối tuần này.
Hệ thống phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA hôm 23-2-2022 - (Ảnh: NASA)
Buổi thử nghiệm tên lửa SLS dự kiến diễn ra vào ngày 7-4 tại bệ phóng 39B ở căn cứ Cape Canaveral, bang Florida. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, một tàu không gian SpaceX cũng sẽ được phóng từ bệ 39A, mang theo 3 doanh nhân và 1 cựu phi hành gia lên Trạm không gian quốc tế (ISS). Vì vậy, vụ thử SLS này sẽ được thực hiện ngay sau khi tàu SpaceX phóng thành công. Tên lửa SLS dài 98 mét sẽ vẫn đặt trên bệ phóng trong khi chờ.
Theo người phụ trách sứ mệnh Artemis Mike Sarafin, trong thử nghiệm cuối cùng trước khi phóng tàu lên Mặt Trăng vào cuối năm nay, tất cả các bước của quá trình phóng đều phải được diễn tập, từ việc nạp nhiên liệu cho đến quá trình đếm ngược trước khi tên lửa khởi động.
Quá trình thử nghiệm tên lửa SLS đã được bắt đầu từ ngày 1-4 và dự kiến kết thúc vào ngày 8-4. Tuy nhiên, các kỹ sư NASA đã gặp nhiều vấn đề kỹ thuật cũng như thời tiết không thuận lợi, trong đó có việc bệ phóng đã bị 4 tia sét đánh trúng trong một cơn bão ngày 2-4.
Ông Mike Sarafin cho biết những vấn đề trên không phải là vấn đề lớn và các kỹ sư NASA chưa phát hiện bất kỳ sai sót cơ bản về thiết kế. Ông cũng cho rằng những thử nghiệm được thực hiện những ngày gần đây đã cho thấy "một phần thành công".
Sứ mệnh Artemis 1 sẽ là chuyến bay đầu tiên tên lửa SLS đưa tàu Orion lên quỹ đạo Mặt trăng. Sứ mệnh đầu tiên này sẽ không có phi hành gia trên tàu. Thời điểm thực hiện sứ mệnh Artemis 1 sẽ được NASA quyết định và công bố sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm tên lửa SLS.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
