NASA tung ảnh "dải thịt xông khói" ngoài hành tinh: Liệu có phải là sự sống ẩn mình?
Hình ảnh mới được chụp bởi chiếc rover đời mới Perseverance đang hoạt động ở đồng bằng sông Jezero của sao Hỏa cho thấy cận cảnh khu vực có thể chứa bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh.
Theo Sci-Tech Daily, Perseverance của NASA đã thu được hình ảnh này bằng máy ảnh Left Mastcam-Z của nó, một cặp máy ảnh được đặt ở trên cao của "cột buồm".
Bức ảnh chụp lại khu vực gọi là Hogwallow Flats, biệt danh "dải thịt xông khói", sở hữu rất nhiều đá hạt mịn. Cái tên "dải thịt xông khói" bắt nguồn từ những tảng đá sọc màu sáng của khu vực này, nhìn như những dải thịt xông khói trong bức ảnh chụp trước đó bởi tàu quỹ đạo HiRISE.
Bức ảnh của Perseverance cho thấy khu vực nó chuẩn bị mài chứa rất nhiều loại đá hạt mịn, có thể là kho tàng sự sống ngoài hành tinh - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/ASU)
Các bằng chứng sơ bộ cho thấy những tảng đá ở Hogwallow Flats có thể đặc biệt giàu hạt mịn, mà đá hạt mịn chính là một trong những thứ cơ hội tốt nhất để lưu giữ bằng chứng về sự sống. Từ lâu, NASA đã săn tìm những phân tử hữu cơ cổ đại mà họ tin rằng vẫn còn đâu đó trong vật liệu sao Hỏa.
Perseverance sẽ tiến hành mài đá ở Hogwallow Flats như đã mài ở 2 địa điểm khác trong đồng bằng sông Jezero, với "nhiều dữ liệu khoa học có giá trị", theo tuyên bố của cơ quan vũ trụ này.
Các phân tử lớn và phức tạp thường bị phá vỡ thành những phân tử nhỏ hơn theo thời gian do bức xạ từ Mặt trời và các phản ứng với đá và khí quyển. Vì vậy nếu có sự sống ngoài hành tinh ở Jezero cách đây 3-4 tỷ năm, như nhiều nghiên cứu dự đoán, thì hầu hết các phân tử hữu cơ lớn đã không còn hiện diện.
Để có cơ hội phát hiện bằng chứng về sự sống trong các mẫu mà Perseverance thu thập, NASA cần thu thập các mẫu đá có xác suất bảo tồn các phân tử hữu cơ phức tạp cao nhất - đá hạt mịn. Điều này là do các loại đá hạt mịn có nhiều khả năng chứa một lượng lớn khoáng sét hơn các loại đá có nhiều cát, cuội và sỏi.
Các khoáng chất đất sét có bề mặt tích điện, có thể liên kết với các phân tử hữu cơ, giống như cách các nam châm có điện tích trái dấu kết dính với nhau. Nhờ đó, các phân tử hữu cơ phức tạp có thể được bảo vệ khỏi bị hư hại trong môi trường khắc nghiệt của sao Hỏa trong thời gian dài.

Tàu vũ trụ không người lái Trung Quốc thu được hình ảnh toàn bộ sao Hỏa
Tàu vũ trụ không người lái Thiên Vấn 1 của Trung Quốc gần đây đã thu được dữ liệu hình ảnh về toàn bộ sao Hỏa, gồm cả hình ảnh ở cực nam của hành tinh này.

47 "đầm lầy lầy rùng mình": Manh mối về sinh vật ngoài hành tinh đã chết
Những dòng chảy địa ngục vừa được xác định bên dưới hành tinh được cho là từng có sự sống nhưng đã tuyệt chủng.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa
Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương
Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Thế giới chỉ 6 quốc gia dấn thân làm việc này: Trung Quốc nhăm nhe "soán ngôi vương"!
Tờ SCMP dẫn lời một quan chức không gian cấp cao Trung Quốc đã xác nhận Trung Quốc có kế hoạch đưa mẫu vật từ bề mặt sao Hỏa vào năm 2031.
