NASA xác lập một kỷ lục liên quan đến nữ phi hành gia: Lịch sử từ nay sẽ gọi tên Christina Koch
Với đà phát triển không ngừng nghỉ, NASA qua thời gian đã liên tục lập nên những kỷ lục cực kỳ đặc biệt, rồi lại chính tay mình xô đổ chúng bằng những kỷ lục khác.
Và mới đây, NASA lại tiếp tục xác nhận có một kỷ lục mới, có liên quan đến các nữ phi hành gia. Lần này, lịch sử nhân loại gọi tên Chritina Koch - người vừa phá vỡ kỷ lục nữ phi hành gia tham dự chuyến du hành đơn dài nhất lịch sử hàng không vũ trụ.
Nữ phi hành gia Chritina Koch.
Cụ thể thì ngày 28/12 vừa qua, Christina Koch đã ở trên vũ trụ được 288 ngày - một kỷ lục về thời gian làm nhiệm vụ trong một chuyến bay của phi hành gia nữ. Chưa hết đâu! Theo dự tính, Koch sẽ về Trái đất vào tháng 2/2020, khi ấy là hơn 300 ngày trong vũ trụ và sẽ vượt qua kỷ lục nữ phi hành gia ngoài không gian lâu nhất do Peggy Whitson đang nắm giữ.
Trong thời gian lưu lại trên trạm vũ trụ quốc tế ISS, Koch đã hoàn thành 4 nhiệm vụ đi bộ ngoài không gian (spacewalk), đồng thời cùng với người bạn thân của mình là Jessica Meir xác lập kỷ lục là đội phi hành gia toàn nữ đầu tiên trong lịch sử thực hiện spacewalk vào ngày 12/10/2019.
Được biết, từng có ít nhất 15 nữ phi hành gia trước Koch từng đi bộ ngoài không gian, nhưng tất cả đều có nam giới đồng hành. Còn lần này trong vòng hơn 7h đồng hồ làm nhiệm vụ bên ngoài phạm vi ISS, đội phi hành gia của Koch đã hoàn thành mục tiêu sửa lại bộ điều khiển năng lượng Mặt trời bên ngoài.
Koch (trái) và người bạn thân Meir.
"Có rất nhiều người noi gương từ những câu chuyện truyền cảm hứng, và tôi nghĩ đây là một câu chuyện như vậy," - Koch chia sẻ như vậy vào tháng 10.
Theo dự định, Koch sẽ tiếp tục thực hiện 2 lần spacewalk nữa vào tháng 1/2020 cùng với cộng sự tên Meir. Kỷ lục ở ngoài vũ trụ lâu nhất toàn nước Mỹ vẫn thuộc về Peggy Whitson với 438 ngày trên ISS, nhưng số thời gian này được tích luỹ từ 5 chuyến du hành khác nhau. Còn Koch, cô chỉ cần 1 thôi.
"Đây là một vinh dự rất lớn," - Koch chia sẻ. "Peggy đã luôn là người hùng trong tôi, là người thầy hướng dẫn tôi trong nhiều năm."
Koch sẽ tiếp tục thực hiện 2 lần spacewalk nữa vào tháng 1/2020.
"Thực ra vấn đề không phải là bạn ở bao nhiêu ngày trên đó (vũ trụ), mà là mỗi ngày bạn làm được gì. Với tôi, từng ngày trên vũ trụ là những trải nghiệm tuyệt vời".
Nói về Koch, cô đã có tấm bằng thạc sĩ kỹ sư điện, là thành viên kỳ cựu trong các chuyến thám hiểm tại Nam Cực và Greenland, đồng thời là thành viên trong đội thiết kế Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard của NASA.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
