Nga phóng tàu cứu hộ lên ISS, giải cứu phi hành gia

Sáng nay, tàu Soyuz không có phi hành đoàn đã cất cánh tới Trạm Vũ trụ Quốc tế để thay thế tàu vũ trụ bị rò rỉ chất làm mát.


Video: NASA/Roscosmos

Vụ phóng diễn ra vào lúc 3h24 sáng ngày 24/2 theo giờ địa phương, tức 7h24 cùng ngày theo giờ Hà Nội từ Sân bay Vũ trụ Baikonur do Nga điều hành ở Kazakhstan. Tàu cứu hộ Soyuz MS-23 dự kiến cập bến ISS vào ngày 25/2.

"Một chuyến bay hoàn hảo lên quỹ đạo của Soyuz MS-23! Phương tiện sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ Sergey Prokopyev và Dmitry Petelin của Nga và phi hành gia Frank Rubio của NASA (phi hành đoàn Expedition 69) trở về Trái Đất vào cuối năm nay", phát ngôn viên của NASA Rob Navias cho biết trong buổi bình luận trực tiếp về vụ phóng.

Việc phóng và cập bến tàu Soyuz mới diễn ra trong một tuần rất bận rộn đối với các hoạt động của ISS, vì tàu vũ trụ Crew-6 Crew Dragon của SpaceX cũng sẽ phóng 4 phi hành gia tới ISS cho NASA vào ngày 27/2 và dự kiến đến nơi sau khoảng 24 giờ.

Rắc rối với bộ ba thành viên phi hành đoàn Expedition 69 bắt đầu vào ngày 14/12 sau khi tàu Soyuz MS-22 trên ISS bị rò rỉ chất làm mátnguyên nhân được cho là do va chạm với thiên thạch nhỏ. Dù sự cố không gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với ISS hoặc các hoạt động của nó, Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos xác định cần có một chiếc Soyuz mới để thay thế chiếc MS-22 bị rò rỉ.


Tàu Soyuz MS-23 lên đường tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Lịch trình phóng tàu cứu hộ gặp khá nhiều trục trặc. Lúc đầu, Soyuz MS-23 được lên kế hoạch bay vào cuối mùa xuân với cả phi hành đoàn, nhưng Roscosmos đã đẩy lịch lên ngày 19/2 và quyết định phóng tàu không chở người. Thay vào đó, nó mang theo gần 430kg vật tư và một con gấu bông đồ chơi để làm vật chỉ báo tình trạng không trọng lực.

Chuyến bay của Soyuz MS-23 tiếp tục bị điều chỉnh sau một sự cố rò rỉ chất làm mát nữa của tàu chở hàng Progress-82 trên ISS vào ngày 11/2. Lúc đầu, Roscosmos định lùi lịch phóng cho đến tháng 3 trong trường hợp hai vụ rò rỉ có liên quan đến nhau, nhưng cuối cùng đã đẩy lịch lên sớm hơn vào ngày 24/2. Các quan chức Roscosmos xác định rằng hai tàu bị rò rỉ chất làm mát do hai vụ va chạm thiên thạch khác nhau.

Trạm Vũ trụ Quốc tế được phóng vào năm 1998 vào thời điểm Nga và Mỹ tăng cường hợp tác sau "cuộc chạy đua vào không gian" trong Chiến tranh Lạnh. Đến nay, không gian vẫn là địa điểm hợp tác hiếm hoi giữa hai quốc gia này kể từ khi Nga tấn công Ukraine và chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"

Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News