Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ: Nước đóng chai chứa hàng trăm nghìn mảnh nhựa

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS) công bố ngày 8/1 cho thấy trung bình mỗi lít nước đóng chai của các thương hiệu phổ biến có thể chứa 240.000 mảnh nhựa, gấp từ 10-100 lần so với các ước tính trước đây, làm gia tăng lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.


Mỗi lít nước đóng chai của 3 thương hiệu hàng đầu thị trường chứa từ 110.000 tới 370.000 mảnh nhựa. (Ảnh minh họa).

Những năm gần đây thế giới ngày càng chú ý đến các hạt nhựa, khi vi nhựa - những hạt nhựa có kích thước dưới 5 millimet - đã xuất hiện ở mọi nơi, từ các chỏm băng ở 2 cực của địa cầu, các đỉnh núi ở những khu vực xa xôi, len lỏi qua các hệ sinh thái và xâm nhập vào nguồn nước và thực phẩm của con người. Trong khi đó, các hạt nhựa nano có kích thước dưới 1 micromet, tức là nhỏ tới mức có thể xâm nhập qua hệ tiêu hóa và phổi, trực tiếp vào máu và từ đó xâm nhập các cơ quan nội tạng, bao gồm não và tim, thậm chí có thể qua nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi.

Hiện có ít nghiên cứu về tác động của các hạt nhựa đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở giai đoạn đầu đã chỉ ra sự liên quan của hạt nhựa đối với các vấn đề sức khỏe như bất thường về khả năng sinh sản và các vấn đề về dạ dày.

Để nghiên cứu về các hạt nhựa nano trong nước đóng chai, các nhà khoa học đã ứng dụng phương pháp soi kính hiển vi tán xạ Raman kích thích (SRS), theo đó sử dụng 2 tia laser quét qua mẫu thử để tạo ra cộng hưởng phân tử cụ thể rồi sau đó tiến hành phân tích thông qua thuật toán máy tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi lít nước đóng chai của 3 thương hiệu hàng đầu thị trường chứa từ 110.000 tới 370.000 mảnh nhựa, 90% trong số đó là hạt nhựa nano và 10% còn lại là hạt vi nhựa. Loại nhựa xuất hiện nhiều nhất trong nước đóng chai là nylon, nhiều khả năng đến từ các bộ lọc nhựa dùng để lọc nước, và nhựa polyetylen terephthalate (PET) - nguyên liệu phổ biến trong sản xuất vỏ chai.

Đồng tác giả nghiên cứu, Phó Giáo sư địa hóa học tại Đại học Columbia (Mỹ) Beizhan Yan, khuyến nghị người tiêu dùng cân nhắc sử dụng các nguồn nước thay thế, chẳng hạn như nước máy, nếu lo lắng về các hạt nhựa siêu nhỏ trong nước đóng chai. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh nhóm nghiên cứu không khuyến nghị dứt khoát không uống nước đóng chai dù đang cần uống nước vì những rủi ro tiềm ẩn từ tình trạng mất nước nguy hiểm hơn khả năng hạt nhựa xâm nhập cơ thể.

Thời gian tới, nhóm các nhà khoa học trên hy vọng có thể tiến hành nghiên cứu về nước máy, nguồn nước cũng được cho là có chứa các hạt vi nhựa song ở mức độ thấp hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Top 3 loại thịt được mệnh danh là

Top 3 loại thịt được mệnh danh là "khắc tinh" của bệnh mỡ máu và huyết áp cao, giá lại rẻ

Các bác sĩ luôn khuyến cáo bạn nên ăn thịt đỏ ở một lượng vừa phải. Thay vào đó, bạn có thể tiêu thụ những loại thịt tốt cho sức khỏe hơn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ

Loại quả đặc biệt tồn tại qua 3.000 năm, ăn vừa ngon vừa mang lại làn da tươi trẻ

Quả thanh mai, còn gọi là dâu rừng, được cư dân Á Đông sử dụng từ rất lâu về trước bởi khả năng chống lão hóa của chúng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News