Nghiên cứu mới giúp chuột bị liệt đi lại được, mở ra hi vọng cho người
Các nhà nghiên cứu ở Đức đã hồi phục được khả năng đi lại của chuột bị liệt sau chấn thương tủy sống, mở ra hi vọng có thể ứng dụng phương pháp điều trị này cho con người.
Theo hãng tin Reuters, nhóm nghiên cứu đã thiết lập lại một liên kết thần kinh được coi là không thể sửa chữa ở động vật có vú, bằng cách tiêm một protein nhân tạo vào não chuột.
Chú chuột bị liệt (ảnh trái) và chú chuột đã có thể đi lại được (ảnh phải) tại phòng thí nghiệm của Đại học Ruhr ở Bochum, Đức, ngày 21-1-2021 - (Ảnh: REUTERS).
Chấn thương tủy sống, thường do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, khiến nhiều người bị liệt do một số sợi thần kinh mang thông tin giữa cơ và não không thể phát triển trở lại.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Ruhr ở Bochum, Đức đã tìm cách kích thích để tái tạo các tế bào thần kinh của những con chuột bị liệt bằng cách sử dụng một loại protein được thiết kế ra trong não chuột.
Dietmar Fischer, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ với Reuters: "Điều đặc biệt của nghiên cứu này là protein không chỉ được sử dụng để kích thích các tế bào thần kinh tự tái tạo mà protein còn được đưa đi xa hơn (qua não). Bằng cách này, với một sự can thiệp tương đối nhỏ, chúng tôi kích thích sự tái tạo của một số lượng rất lớn các dây thần kinh và đó là lý do những con chuột có thể đi lại trở lại".
Một chú chuột (từng bị liệt) đã có thể đi lại được tại phòng thí nghiệm của Đại học Ruhr ở Bochum, Đức, ngày 21-1-2021 - (Ảnh: REUTERS).
Ông Fischercho biết những con chuột bắt đầu đi lại sau hai đến ba tuần điều trị. Họ đã tạo ra một loại protein gọi là hyper-interleukin-6 bằng cách tiêm chất mang thông tin di truyền vào não chuột.
Nhóm đang nghiên cứu để cải thiện phương pháp điều trị này và ứng dụng nó với động vật có vú lớn hơn như lợn, chó và khỉ.
Nếu có hiệu quả với các động vật có vú lớn hơn, phương pháp này có thể an toàn cho con người. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, cần rất nhiều năm mới có thể chứng minh phương pháp có hiệu quả trên người hay không.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Ma túy "nước biển" là gì?
"Nước biển" (GHB) là một trong những loại ma túy kích dục nguy hiểm, được nhiều kẻ hiếp dâm lợi dụng để khống chế nạn nhân.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
