Nghiên cứu mới: Vaccine không giảm nguy cơ lây nhiễm trong gia đình

Nghiên cứu công bố trên Lancet cho thấy những người đã được tiêm phòng đầy đủ vẫn lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình như đối tượng chưa được tiêm.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA) và một số tổ chức khác cho biết có rất ít hoặc không có sự khác biệt trong khả năng lây nhiễm cho người thân giữa một bệnh nhân đã tiêm hay chưa tiêm vaccine, Guardian đưa tin hôm 28/10.

Ngoài ra, ngay cả những người được tiêm chủng đầy đủ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao. Nghiên cứu cho thấy người đã tiêm khi tiếp xúc với người nhà nhiễm bệnh có 25% nguy cơ dương tính. Đối với người tiếp xúc chưa tiêm, con số này là 38%.

Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả thu được không phản ánh mức độ nhiễm bệnh.

Nghiên cứu mới: Vaccine không giảm nguy cơ lây nhiễm trong gia đình
Nhân viên y tế tiêm vaccine Johnson & Johnson tại Mỹ vào tháng 4. (Ảnh: Reuters).

Để thực hiện nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả đã phân tích dữ liệu từ 204 thành viên gia đình tiếp xúc với 138 bệnh nhân nhiễm biến chủng Delta. Trong số đó, 53 người tiếp tục nhiễm Covid-19 (31 người đã tiêm vaccine, 15 người chưa tiêm).

“Điều này giải thích về lý do các ca "nhiễm trùng đột phá" (được tiêm vaccine nhưng vẫn mắc bệnh) lây cho những người tiếp xúc như các trường hợp chưa tiêm”, ông Ajit Lalvani, thành viên Đại học Hoàng gia London và là đồng tác giả, cho biết.

Theo nhóm nghiên cứu, khả năng lây nhiễm tối đa của virus ở những người nhiễm bệnh là như nhau, bất kể đã được tiêm hay chưa. Tuy nhiên, mức độ này giảm nhanh hơn ở những người đã tiêm.

Ông Lalvani nhấn mạnh rằng việc tiêm phòng, kết hợp với liều vaccine tăng cường, có vai trò quan trọng trong phòng chống Covid-19, khi người chưa tiêm không thể chỉ dựa vào khả năng miễn dịch của người đã tiêm để được bảo vệ trước virus.

Ông Lalvani khẳng định khi bị nhiễm bệnh, những người đã tiêm vaccine hầu hết mắc các triệu chứng nhẹ, vẫn tránh được các trường hợp nặng và tử vong.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện virus corona mới lây nhiễm sang người

Phát hiện virus corona mới lây nhiễm sang người

Một loại virus corona mới có khả năng bắt nguồn từ loài chó được phát hiện lây nhiễm sang người ở Malaysia và Haiti.

Đăng ngày: 09/11/2021
Malaysia phát hiện ca đầu tiên mắc biến chủng AY.4.2

Malaysia phát hiện ca đầu tiên mắc biến chủng AY.4.2

Bộ Y tế Malaysia cho biết đã phát hiện 2 ca đầu tiên mắc AY.4.2, dòng phụ của biến chủng Delta và còn được gọi là Delta Plus, liên quan tới các du học sinh trở về từ Anh.

Đăng ngày: 08/11/2021
Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19

Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19

Các nhà khoa học của Đại học Oxford, Anh đã phát hiện ra một loại gen có tên gọi LZTF1, làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19.

Đăng ngày: 08/11/2021
Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc nhằm vào tình trạng mệt mỏi và yếu cơ của người gặp di chứng Covid-19 kéo dài, hay " Long Covid", đang được tiến hành ở Anh.

Đăng ngày: 06/11/2021
Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Vaccine Covaxin vừa được WHO phê duyệt khẩn cấp sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt để ngừa Covid-19. Đây là loại công nghệ có lịch sử lâu đời trong ứng dụng điều chế vaccine.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Sở Y tế TP HCM vừa đề xuất tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu và người có nguy cơ cao vào 2 tháng cuối năm 2021.

Đăng ngày: 04/11/2021
Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Biến chủng này mới chỉ được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới. Song, nó vẫn được cảnh báo có thể kháng lại vaccine Covid-19 nhờ đột biến nguy hiểm.

Đăng ngày: 01/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News