Ngôi nhà in 3D đầu tiên trên thế giới từ đất thô
Những ngôi nhà bền vững đầu tiên trên thế giới được in 3D bằng loại đất có sẵn ở địa phương, giúp cung cấp nơi ở cho người dân bị mất nhà cửa trong thiên tai.
Thiết kế nhà in 3D mới là sản phẩm của kiến trúc sư Mario Cucinella. Ông hy vọng công nghệ xây dựng tiên tiến này có thể góp phần đối phó tình trạng vô gia cư. Cucinella đặt tên cho thiết kế là nhà TECLA dựa theo sự kết hợp giữa công nghệ và đất sét.
Những ngôi nhà in 3D do Mario Cucinella thiết kế. (Ảnh: WASP).
"TECLA sẽ định hình tương lai thông qua biến đổi vật liệu cổ đại bằng công nghệ chúng tôi có sẵn ngày nay. Mặt thẩm mỹ của ngôi nhà là sự kết hợp giữa kỹ thuật và vật liệu. Mục tiêu của chúng tôi là đáp ứng lịch trình không thải khí của châu Âu vào năm 2030", Cucinella cho biết.
Cụm nhà hình vòm đầu tiên được xây dựng ở Massa Lombarda, gần Ravenna, Italy, sử dụng nhiều máy in 3D vận hành cùng lúc. Ở dạng cơ bản nhất, các ngôi nhà có thể ra đời chỉ sau 200 giờ in. Nguyên mẫu rộng 60m2 được xây theo từng lớp mà không cần dựng khung. Ngôi nhà bao gồm hai cấu trúc hình tròn nối liền với nhau. Cucinella không tiết lộ chi phí xây dựng. Bên trong ngôi nhà có phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ, kèm theo các đồ nội thất như bàn ghế cũng được tạo ra bằng máy in 3D.
Theo Cucinella, lợi thế của thiết kế là nếu thảm có thảm họa tự nhiên, kiến trúc sư chỉ cần dùng máy in 3D để xây lại nhà cho nạn nhân bị mất chỗ ở. Máy in cũng có thể điều chỉnh loại mái vòm tùy theo môi trường nơi động đất, sóng thần hoặc lũ lụt xảy ra.
"Nếu thiết kế một ngôi nhà trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tôi cần bảo vệ tốt ngôi nhà và làm tường dày hơn để thông khí", Cucinella cho biết. Ông hy vọng có thể tìm ra cách thu thập và lọc nước mưa cho ngôi nhà. Dự án được lựa chọn làm ví dụ tiên phong về xây dựng không thải khí carbon tại Build Better Now, triển lãm ảo tại hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
