Nguồn gốc bất ngờ của “hành tinh thứ 9 làm bằng vàng”

Psyche, từng được cho là tàn tích đầy vàng, bạch kim của một "hành tinh thất bại", có thể đến từ khu vực bên ngoài đường tuyết của Thái Dương hệ.

Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia đã sử dụng dữ liệu quang phổ từ kính viễn vọng không gian James Webb và xác nhận sự hiện diện của các phân tử hydroxyl trên bề mặt của tiểu hành tinh kim loại Psyche.

Và các khoáng chất ngậm nước này đã kể lại lịch sử phức tạp của vật thể.

Psyche là một tiểu hành tinh kim loại có đường kính khoảng 226km, nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Các nhà khoa học tin rằng vật thể này có thể rất giàu vàng, ngoài ra còn có bạch kim và một số kim loại đáng giá khác, khiến nó có giá trị gấp 70.000-75.000 lần nền kinh tế toàn cầu.

Nguồn gốc bất ngờ của “hành tinh thứ 9 làm bằng vàng”
Tiểu hành tinh Psyche nằm giữa vành đai tiểu hành tinh dày đặc - (Ảnh: SwRI).

Tuy vậy cũng có người cho rằng nó chủ yếu giàu sắt và niken.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó không phải tiểu hành tinh bình thường, mà chính là phần lõi của một "hành tinh thứ 9" hay ít ra là một tiền hành tinh khi Hệ Mặt trời còn sơ khai, đã chết yểu trong quá trình hình thành.

Nhưng giờ đây, thứ khiến các nhà khoa học quan tâm là nguồn gốc của nó, thứ có thể giải thích tính giàu kim loại, bất kể đó có phải vàng hay không.

"Hiểu biết của chúng ta về sự tiến hóa của Hệ Mặt trời gắn chặt với các diễn giải về thành phần tiểu hành tinh, đặc biệt là các tiểu hành tinh loại M có chứa nồng độ kim loại cao" - TS Stephanie Jarmak từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) cho biết.

Dữ liệu mới chỉ ra hydroxyl và có lẽ là nước trên bề mặt Psyche. Các khoáng chất ngậm nước có thể là kết quả của các nguồn bên ngoài, bao gồm cả các tác nhân va chạm.

Nếu quá trình hydrat hóa này là tự nhiên hoặc nội sinh, thì Psyche có thể có lịch sử tiến hóa khác so với những gì các mô hình hiện tại gợi ý.

TS Anicia Arredondo, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ), cho biết các tiểu hành tinh vốn là những gì còn sót lại của quá trình hình thành hành tinh, do đó thành phần của chúng thay đổi tùy thuộc vào vị trí ra đời trong tinh vân Mặt trời.

Sự tồn tại của khoáng chất ngậm nước trên bề mặt gợi ý Psyche có thể không phải lõi hành tinh thất bại, mà là một kẻ lang thang ngoài "đường tuyết" của hệ sao chúng ta đang trú ngụ.

Đó là nơi mà trong thuở sơ khai của Thái Dương hệ, nhiệt độ đĩa tiền hành tinh đủ thấp để các hợp chất dễ bay hơi ngưng tụ thành chất rắn, trước khi di chuyển đến vành đai chính.

Ngoài ra, sự không đồng nhất của quá trình hydrat hóa ở các nơi khác nhau trên bề mặt có thể được giải thích bằng tác động từ các tiểu hành tinh chondrite cacbon được cho là có hàm lượng nước rất cao.

Hiểu được vị trí của Pysche và các tiểu hành tinh khác, cũng như thành phần của chúng cho chúng ta biết cách các vật liệu trong tinh vân Mặt trời được phân bổ và tiến hóa như thế nào kể từ khi hình thành.

Điều này cũng giúp chúng ta hiểu hơn về cách nước được phân bố trong Hệ Mặt trời, từ đó suy ra sự phân bố nước ở các hành tinh khác.

Cách nước phân bố trong Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự phân bố nước ở các hệ hành tinh khác, cũng là giúp định hướng các sứ mệnh tìm kiếm sự sống.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Planetary Science Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA bắt tay

NASA bắt tay "ông lớn" năng lượng BP khai thác tài nguyên trên Mặt trăng, sao Hỏa

Công ty năng lượng BP America cùng Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ký thỏa thuận hợp tác khám phá vũ trụ và thúc đẩy sản xuất năng lượng trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/08/2024
NASA lại hoãn chuyến bay

NASA lại hoãn chuyến bay "giải cứu" các phi hành gia bị mắc kẹt

Các quan chức của NASA cho biết, NASA một lần nữa phải lùi lại quyết định đưa các phi hành gia Starliner bị mắc kẹt trở về cho đến cuối tháng 8 để chờ một cuộc thảo luận quan trọng.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tìm thấy manh mối mới về bí ẩn kéo dài hàng thập kỷ xung quanh Mặt trời

Tìm thấy manh mối mới về bí ẩn kéo dài hàng thập kỷ xung quanh Mặt trời

Tàu Parker của NASA đã tìm thấy manh mối mới về bí ẩn lâu đời tại sao bầu khí quyển bên ngoài của Mặt trời, hay còn gọi là vành nhật hoa, lại nóng hơn nhiều so với bề mặt ngôi sao của chúng ta.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tàu vũ trụ châu Âu phát hiện 352 mặt trăng mới

Tàu vũ trụ châu Âu phát hiện 352 mặt trăng mới

Các mặt trăng vừa được tàu Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) nắm bắt là những vệ tinh cực kỳ khó thấy của các tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 16/08/2024
Rằm tháng 7 sẽ có

Rằm tháng 7 sẽ có "Siêu trăng xanh" đầu tiên của năm 2024

Trăng tròn lớn nhất và sáng nhất năm 2024 sẽ xuất hiện vào ngày 19/8 và được gọi với cái tên khá lạ “siêu trăng xanh” hay “trăng Sturgeon”.

Đăng ngày: 16/08/2024
Nga phóng tàu vũ trụ Progress MS-28 chở hàng tiếp tế cho ISS

Nga phóng tàu vũ trụ Progress MS-28 chở hàng tiếp tế cho ISS

Ngày 15/8, Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos thông báo nước này đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng Progres MS-28 lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a.

Đăng ngày: 16/08/2024
Tiểu hành tinh kim loại 10 tỷ tỷ USD đang han gỉ

Tiểu hành tinh kim loại 10 tỷ tỷ USD đang han gỉ

Phân tích của kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ dấu hiệu của nước dưới dạng gỉ sét trên tiểu hành tinh khổng lồ giàu kim loại Psyche.

Đăng ngày: 15/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News