Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đề xuất hệ thống phòng thủ hạt nhân đối phó tiểu hành tinh
Nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó các tiểu hành tinh đe dọa Trái đất.
Theo Đài RT hôm 28-8, các nhà khoa học từ chương trình thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc mới đây cho rằng vũ khí hạt nhân có thể là phương tiện tốt nhất để bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng vũ khí hạt nhân có thể cứu Trái đất trước các tiểu hành tinh - (Ảnh minh họa: RT/GETTY IMAGES).
Trong bài báo công bố trên tạp chí SCIENTIA SINICA Technologica của Trung Quốc vào tháng này, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng mặc dù công nghệ phát hiện vật thể gần Trái đất đã đạt được các tiến bộ gần đây, nhưng vẫn có thể xảy ra sai sót. Điều này đồng nghĩa con người cần phải chuẩn bị để đối phó các mảnh vỡ không gian.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích nhiều phương pháp phòng thủ khác nhau và tính khả thi của chúng trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh có kích thước, mật độ và thời gian cảnh báo khác nhau.
Họ nhận thấy rằng trong thời gian ngắn, chẳng hạn một tuần trước khi va chạm, các đầu đạn hạt nhân sẽ là thứ duy nhất có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh để tránh va chạm.
Dựa trên phân tích của mình, nhóm nhà nghiên cứu đề xuất giải pháp tốt nhất để đối phó các mối đe dọa do tiểu hành tinh gây ra là phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu.
Hệ thống này cần bao gồm các bệ phóng nhanh có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân từ mặt đất vào không gian trong vòng 7 ngày đến một tháng. Hệ thống cũng cần được trang bị các tên lửa có khả năng tấn công chính xác.
Ngoài ra, hệ thống này cần cho phép triển khai trước đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo để chờ trong thời gian dài hơn 10 năm.
Nổ hạt nhân gây ô nhiễm phóng xạ không gian Tuy nhiên, trên thực tế các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng ý tưởng nói trên đang gặp các thách thức. Thứ nhất, hiện tại không có quốc gia nào có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân vào không gian sâu, và điều này có nghĩa cần phải phát triển các hệ thống phóng mới. Thứ hai, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới đều tham gia Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967 và Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện, vốn cấm các bên ký kết triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian. Thứ ba, các vụ nổ hạt nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ ngay cả trong không gian, có thể tác động xấu tới Trái đất và các thiên thể ở gần. Do đó, các nhà khoa học nói trên kết luận rằng mặc dù một vụ nổ hạt nhân "có khả năng tự vệ đáng kinh ngạc" trong trường hợp này, nhưng tốt hơn con người nên khám phá các công nghệ khác có khả năng đối phó tiểu hành tinh, chẳng hạn như vũ khí laser công suất cao. |

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
