Nơi Thái Bình Dương nứt vỡ, 5.000 loài mới xuất hiện

Các nhà khoa học vừa trình làng "kho tàng" gây choáng váng từ cuộc thám hiểm Vùng Clarion - Clipperton, một "vết sẹo" khổng lồ dưới đáy Thái Bình Dương.

Vùng Clarion-Clipperton (CCZ) là một vùng đứt gãy lớn trải dài từ Mexico đến Hawaii trên diện tích 6 triệu km2, có thể hiểu như một vết sẹo lớn nơi đáy Thái Bình Dương bị nứt, biến dạng lớn do chuyển động của các mảng kiến tạo.

Theo Live Science, ở độ sâu 4-6km dưới mặt nước, CCZ được bao phủ bởi các nốt hình cầu dị thường to bằng củ khoai tây, giàu kim loại và các nguyên tố đất hiếm mà các công ty khai thác luôn mong muốn tìm kiếm.

Nơi Thái Bình Dương nứt vỡ, 5.000 loài mới xuất hiện
Một số mẫu vật kỳ quái từ CCZ - Thái Bình Dương - (Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN LONDON).

Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, đó còn là một vùng biển hoang sơ nơi có rất nhiều sinh vật kỳ dị mà sự xâm phạm của con người có thể khiến chúng biến mất ngay từ khi chưa thực sự được nhân loại biết đến.

Cuộc thám hiểm sử dụng một loại phương tiện công nghệ cao đã tiết lộ tới 5.580 loài động vật xuất hiện ở vùng CCZ.

Nhưng điều gây sốc là trong số chúng chỉ mới có 438 loài được đặt tên. Hơn 5.000 loài còn lại là những sinh vật hoàn toàn chưa được biết đến trên thế giới, theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Current Biology, dẫn đầu bởi nhà sinh thái học biển sâu Muriel Rabone từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London (Anh).

Nhóm nghiên cứu ước tính thực tế có thể có tới 6.000-8.000 loài lẩn khuất ở CCZ, trong đó 88% đến 92% là loài mới.

Đa dạng sinh học trong CCZ cũng rất cao. Các loài được tìm thấy thuộc về 27 ngành động vật khác nhau, chia thành 49 lớp, 163 bộ, 501 họ và 1.119 chi, trong đó phong phú nhất là ngành động vật chân đốt (27%).

Chúng gồm nhiều loài và họ hàng của các loài như nhện biển, hàu, giun, sứa, san hô, bọt biển, hải sâm... "Quái vật bất tử" tardigrade (bọ gấu nước)- sinh vật được cho là đang xâm chiếm Mặt Trăng sau khi rơi ra từ tàu vũ trụ của Israel - cũng xuất hiện.

Toàn bộ CCZ hiện nay không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào và đang được quản lý bởi Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) của Liên Hiệp Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao loài cá này phải bơi ngay cả trong lúc ngủ?

Vì sao loài cá này phải bơi ngay cả trong lúc ngủ?

Cá ngừ đại dương phải luôn bơi ngay cả khi chúng ngủ. Tại sao lại thế?

Đăng ngày: 26/05/2023
Tảo phát quang khiến bãi biển Hà Lan rực sáng vào ban đêm

Tảo phát quang khiến bãi biển Hà Lan rực sáng vào ban đêm

Khung cảnh huyền ảo của loài tảo phát quang sinh học chiếu sáng vùng biển ngoài khơi đảo Terschelling, Hà Lan được camera quay lại khiến nhiều người xem ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 26/05/2023
Thợ lặn lập kỷ lục bắt 24.699 con cá sư tử xâm hại

Thợ lặn lập kỷ lục bắt 24.699 con cá sư tử xâm hại

Các thợ lặn bắt được số lượng cá sư tử khổng lồ trong cuộc thi tiêu diệt loài cá xâm hại do bang Florida tổ chức hàng năm.

Đăng ngày: 26/05/2023
Cá voi sát thủ dạy đồng loại đâm chìm tàu thuyền

Cá voi sát thủ dạy đồng loại đâm chìm tàu thuyền

Các nhà khoa học cho rằng một con cá voi sát thủ cái từng bị thương khởi xướng hành vi tấn công tàu thuyền và dẫn dắt những cá thể nhỏ hơn bắt chước theo.

Đăng ngày: 25/05/2023
Xem bạch tuộc thức dậy từ những gì các nhà khoa học cho là ác mộng

Xem bạch tuộc thức dậy từ những gì các nhà khoa học cho là ác mộng

Các nhà khoa học đã quay được cảnh một con bạch tuộc có những hành vi kỳ lạ trong phòng thí nghiệm ở New York, Mỹ, điều này có thể được giải thích là do nó gặp ác mộng.

Đăng ngày: 24/05/2023
Tìm ra thủ phạm tạo hố bí ẩn ở đáy biển giữa Nga và Alaska

Tìm ra thủ phạm tạo hố bí ẩn ở đáy biển giữa Nga và Alaska

Khi các nhà khoa học phát hiện ra nhiều lỗ bí ẩn ở đáy Biển Bering giữa Nga và Alaska (Mỹ) vào mùa Hè năm ngoái, họ đã bối rối. Tuy nhiên, đến nay họ cho rằng đã tìm ra được thủ phạm tạo những lỗ này.

Đăng ngày: 23/05/2023
Cách giữ ấm độc đáo của cá mập đầu búa ở vùng nước lạnh

Cách giữ ấm độc đáo của cá mập đầu búa ở vùng nước lạnh

Cá mập đầu búa giữ ấm cơ thể bằng cách nín thở vì khi đó nhiệt không bị thoát ra khỏi khe mang hoặc miệng.

Đăng ngày: 22/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News