Phát hiện hai hành tinh thể khí quay quanh ngôi sao
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tối 14/9 cho biết các nhà khoa học nước này đã lần đầu tiên tìm ra bằng chứng chứng tỏ các hành tinh có thể hình thành và tồn tại xung quanh những ngôi sao giống với Mặt Trời trong các chùm sao dày đặc.
Phát hiện này được đăng trên tạp chí Vật lý học thiên thể số tháng Chín.
Nhờ sử dụng kính viễn vọng Tillinghast rộng 1,5m tại một đài quan sát ở Arizona, các nhà thiên văn học đã phát hiện hai hành tinh giống với Sao Mộc, được đặt tên Pr0201b và Pr0211b, trong Chòm sao Beehive gồm khoảng 1.000 ngôi sao dường nhu tập trung quanh một trục chung.
Không giống với Sao Mộc, hai khối khí khổng lồ có nhiệt độ thiêu đốt vì nằm trong quỹ đạo gần với các ngôi sao chủ của chúng.
Khám phá này khiến các nhà thiên văn học bối rối vì theo giả thuyết của họ, các hành tinh thể khí không thể hình thành quá gần một ngôi sao vì điều đó sẽ khiến chúng bị bốc hơi.
Lời giải thích hợp lý nhất đến nay là những hành tinh này được hình thành từ xa và sau đó di chuyển vào trong hướng về phía các ngôi sao.
Do Beehive là chòm sao trẻ nên những hành tinh mới được phát hiện có thể giúp giới khoa học bổ sung cho lý thuyết nêu trên.
Nếu các ngôi sao còn trẻ thì các hành tinh cũng vậy. Việc xác định được tốc độ chúng di chuyển về phía các ngôi sao sẽ là bước đầu tiên để tìm hiểu quá trình này.
Các nhà khoa học trước đó cũng đã phát hiện hai hành tinh xung quanh các ngôi sao khổng lồ, nhưng không tìm thấy hành tinh nào quay xung quanh những ngôi sao giống với Mặt Trời.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
