Phát hiện thứ kỳ lạ làm nhiễu không-thời gian từ 2 "xác chết sao nhảy múa"
Nhóm khoa học gia từ Harvard phát hiện ra rằng một dạng sóng hấp dẫn chưa từng thấy phát ra từ hệ thống J2322 + 0502, một cặp sao lùn trắng, tức những xác chết sao.
Sao lùn trắng là dạng xác chết sao mà những thiên thể như Mặt trời của chúng ta, sau khi cạn năng lượng, chết đi, sẽ hóa thân thành. Theo thuyết tương đối rộng, nếu 2 xác chết sao vô tình ở cạnh nhau, ví dụ đó là phần còn lại của một cặp sao từng sống kề cận, thì khi chết, "vũ điệu tử thần" của chúng – liên tục quay quanh nhau – có thể tạo ra năng lượng dưới dạng sóng hấp dẫn, làm nhiễu động không – thời gian quanh chúng. Nhưng từ trước đến nay, đó vẫn chỉ là lý thuyết, một huyền thoại chưa thực sự được minh chứng.
Ảnh đồ họa mô tả "vũ điệu tử thần" của cặp xác chết sao - (ảnh: M. Weiss).
Nhưng lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Vật lý Thiên văn (CfA) thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã tìm được thứ có thể chứng minh huyền thoại đó: một cặp xác chết sao mang tên J2322 + 0502, thực sự đang nhảy múa và phá ra sóng hấp dẫn.
Điều khó khăn nhất là dạng xác chết sao này khá khó phát hiện. Chúng không có "đường cong ánh sáng" như hầu hết các vật thể không gian khác. Các phương tiện trắc quang hiện đại đều vô hiệu. Để có thể nắm bắt "bóng ma này", các nhà khoa học đã "quan sát" gián tiếp cách các vật chất tương tác với bức xạ điện từ, từ đấy xác định chuyển động của 2 ngôi sao chết. Từ những sự nhiễu động mà không – thời gian và vật chất xung quanh chúng phải hứng chịu, sóng hấp dẫn mà "vũ điệu tử thần" phát ra được xác định là cực mạnh, mạnh đến kinh ngạc.
Tiến sĩ Warren Brown, nhà thiên văn học từ CfA cho biết với vũ điệu điên cuồng và nguồn năng lượng tỏa ra này, 2 sao lùn trắng sẽ hết năng lượng và chết hẳn trong khoảng 6-7 triệu năm tới. Rất có thể chúng sẽ nhập thành một.
Các nhà khoa học hy vọng thời gian tới, khi Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế (LISA), ra đời, trái đất sẽ trực tiếp bắt được sóng hấp dẫn bí ẩn từ cặp xác chết sao này. LISA dự kiến hoạt động từ năm 2034, đang được xây dựng bởi NASA và ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu).
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arXiv.org và sẽ chính thức đăng tải trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters số tháng 4.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
