Sao chổi rộng 160km sắp lao qua Trái đất

Sao chổi C/2017 K2 lớn hơn thiên thạch xóa sổ khủng long đang lao về phía Trái đất và có thể quan sát bằng kính thiên văn nhỏ.

Sao chổi rộng 160km sắp lao qua Trái đất
Sao chổi C/2017 K2 chụp vào năm 2017 bằng kính Hubble. (Ảnh: NASA)

Sao chổi C/2017 K2 được phát hiện vào năm 2017 bởi kính viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii và theo dõi bằng đài quan sát Hubble trong cùng năm. Sao chổi này lập kỷ lục vào thời điểm đó, trở thành sao chổi hoạt động ở xa nhất, cách Mặt trời 2,4 tỷ km, ngoài quỹ đạo của sao Thổ.

Khi đó, C/2017 K2 đã phát triển vệt đuôi rộng gần 129.000km trong lúc tới gần Mặt trời. Nói cách khác, đám mây bụi của sao chổi lớn gần bằng sao Mộc. 5 năm sau, ngôi sao chổi đã ở gần Trái đất hơn và sẽ bay qua hành tinh trong vài tuần tới. Nó sẽ tới điểm gần Trái đất nhất hôm 14/7, theo EarthSky. Dù vậy, C/2017 K2 vẫn sẽ bay xa Trái đất hơn sao Mộc và không thể quan sát bằng mắt thường. Sao chổi này sẽ tiếp tục bay về phía Mặt trời và tới điểm gần ngôi sao nhất trong tháng 12/2022.

Các nhà khoa học không biết chắc về độ lớn của C/2017 K2, nhiều khả năng nó có kích thước khổng lồ. Quan sát ban đầu xác nhận ngôi sao chổi rộng 160km, lớn hơn thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng. Vào ngày 14/7, nó sẽ nằm gần cụm sao cầu Messier 10.

Về cơ bản, sao chổi là những khối cầu đá, bụi và khí đóng băng quay quanh Mặt trời. Bất cứ khi nào tới gần Mặt trời, chúng sẽ ấm lên, phun bụi và khí vào không gian. Đám mây bụi và khí này tạo ra vệt đuôi đặc trưng cho sao chổi. Sao chổi tương đối hiếm so với tiểu hành tinh và thiên thạch. Theo NASA số lượng sao chổi đã biết hiện nay là 3.743. Chỉ có rất ít sao chổi có thể quan sát bằng mắt thường như sao chổi Hale-Bopp và Hyakutake.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàn Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa vũ trụ tự sản xuất

Hàn Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa vũ trụ tự sản xuất

Hàn Quốc phóng thử nghiệm thành công tên lửa vũ trụ trong ngày 21-6. Đây là lần thứ 2 Hàn Quốc thực hiện nỗ lực này, sau khi thử nghiệm đầu tiên không thể đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Đăng ngày: 23/06/2022
Bằng chứng sốc: Trái đất có nguy cơ bị kẻ thù không ngờ xé toạc

Bằng chứng sốc: Trái đất có nguy cơ bị kẻ thù không ngờ xé toạc

Một thế giới nằm cách 86 năm ánh sáng đã đem đến một cửa sổ thời gian giúp các nhà khoa học tiên đoán về tương lai Trái đất.

Đăng ngày: 22/06/2022
Ngắm nhìn hình ảnh

Ngắm nhìn hình ảnh "thiên hà ẩn" tuyệt đẹp gần Dải Ngân hà

Nếu không có tất cả các vật chất giữa các vì sao cản trở, IC 342 sẽ là một trong những thiên hà sáng nhất trên bầu trời.

Đăng ngày: 22/06/2022
Lần đầu tiên trong lịch sử, một vệ tinh thương mại khảo sát thành công toàn bộ bầu trời Trái đất

Lần đầu tiên trong lịch sử, một vệ tinh thương mại khảo sát thành công toàn bộ bầu trời Trái đất

Thành công của thiết bị của Trung Quốc cho thấy tiềm năng khai thác dữ liệu lớn nơi các công ty tư nhân.

Đăng ngày: 21/06/2022

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 21/06/2022
Tiết lộ mới gây choáng ngợp về

Tiết lộ mới gây choáng ngợp về "hành tinh thứ 9" làm bằng vàng

Bản đồ chi tiết nhất về hành tinh thứ 9 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc vừa được công bố trong một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Geophysical Research: Planets.

Đăng ngày: 20/06/2022

"Tin xấu" về tín hiệu vô tuyến "gửi từ hành tinh giống Trái đất nhất"

Nhà khoa học từ Viện SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất), khẳng định tín hiệu mà kính thiên văn của Trung Quốc thu được là từ con người - nhưng không phải người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 20/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News