Siêu tân tinh có thể gây đại tuyệt chủng 2,5 triệu năm trước
Vụ nổ siêu tân tinh cách đây hàng triệu năm có thể đã phá hủy tầng ozone, gây ra những biến đổi lớn cho sinh vật sống trên Trái Đất.
Giới khoa học cho rằng, Trái Đất đang trải qua sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu do hoạt động của con người. Tuy nhiên, các sự kiện trước đây đã xóa sổ phần lớn sự sống trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ một vụ nổ siêu tân tinh, theo International Business Times.
"Chúng tôi quan tâm đến việc các ngôi sao phát nổ ảnh hưởng đến cuộc sống trên Trái Đất như thế nào. Một vài triệu năm trước, sự sống trên hành tinh của chúng ta đã có những thay đổi và điều này có liên quan đến vụ nổ siêu tân tinh", Brian Thomas, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Washburn, Mỹ, cho biết.
Bức xạ từ vụ nổ siêu tân tinh gần Trái Đất có thể dẫn đến những thay đổi của sự sống trên hành tinh. (Ảnh: David Aguilar).
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrobiology, Thomas và cộng sự tiến hành điều tra một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cách đây khoảng 2,5 đến 8 triệu năm, dựa trên các bằng chứng hóa thạch. Họ phát hiện hóa thạch trên khắp thế giới trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai thế địa chất Pliocen và Pleistocen mang hàm lượng cao của đồng vị 60Fe. Đây là đồng vị phóng xạ được tạo ra bởi một vụ nổ siêu tân tinh.
Nhóm nghiên cứu ước tính vụ nổ siêu tân tinh này cách Trái Đất khoảng 160 năm ánh sáng. Mặc dù đây là khoảng cách rất xa, nhưng các hạt mang năng lượng cao phát ra từ vụ nổ siêu tân tinh có thể bay đến Trái Đất, va chạm liên tục với bầu khí quyển của chúng ta trong thời gian hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.
Bức xạ từ siêu tân tinh làm phá hủy tầng ozone. Nếu không có sự bảo vệ của tầng ozone, lượng ánh sáng cực tím (UV) của Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất nhiều hơn có thể gây ung thư và thậm chí làm thay đổi ADN của sinh vật.
Theo các dữ liệu nghiên cứu hóa thạch, Trái Đất trải qua một sự kiện tương tự như trên khoảng 2,5 triệu năm trước. "Đã có những thay đổi đặc biệt tại khu vực châu Phi, môi trường sống với nhiều khu rừng biến thành nhiều đồng cỏ hơn", Thomas nói.
Khi một ngôi sao chết đi, hai trường hợp có thể xảy ra dựa trên kích thước và năng lượng bên trong của nó. Ngôi sao có thể tự sụp đổ và trở thành ngôi sao lùn đen nếu nó có kích thước nhỏ giống như Mặt Trời. Các ngôi sao lớn với nhiều nhiên liệu hơn sẽ phình to và sau đó phát nổ. Sự kiện này được gọi là vụ nổ siêu tân tinh.
Siêu tân tinh là vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ. Trong vụ nổ, một lượng lớn các khí khác nhau, phóng xạ và vật chất được phun vào không gian. Sau vụ nổ siêu tân tinh, một ngôi sao có thể biến thành hố đen nếu nó đủ lớn, hoặc trở thành sao neutron đậm đặc.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
