Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?

Cây thường xuân độc – loài cây trông có vẻ vô hại nhưng lại là cơn ác mộng của những người đi cắm trại khi có thể gây phát ban cho bất cứ ai vô tình chạm vào. Điều gì khiến loài cây này độc hại như vậy ?

Cây thường xuân độc và họ hàng của nó: sồi độc và cây sơn độc thuộc chi Toxicodendron. Loài cây này thường được tìm thấy trên khắp Hoa Kỳ ngoại trừ Alaska và Hawaii; chúng cũng mọc rải rác ở nhiều lục địa khác trên thế giới.

Thoạt nhìn, cây thường xuân độc trông giống một cây nho mọc dài trên cỏ. Loài cây này còn có thể phát triển trong cây bụi ở những vùng khí hậu lạnh. Lá của cây thường mọc thành từng nhóm ba chiếc, một số cây thậm chí có lá mọc thành nhóm 5 chiếc hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào đất đai và khí hậu.

Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?
Lá cây thường xuân độc.

Tác hại của cây thường xuân độc lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1609 bởi nhà thám hiểm người Anh John Smith. Ông là người đã thành lập khu định cư người Anh đầu tiên ở Jamestown, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Theo John Smith mô tả: “Đó là một loài cỏ độc, có hình dạng nhưng hơi khác so với cây thường xuân thông thường. Khi chạm vào sẽ gây ra mẩn đỏ, ngứa và cuối cùng là nổi mụn nước. Tuy nhiên, sau một thời gian, các vết thương sẽ tự khỏi mà không gây tổn thương sâu.”

Lý do cây thường xuân độc gây phát ban

Cây thường xuân độc và nhiều loài thực vật được xếp vào nhóm "Toxicdodendron" vì chúng tạo ra một loại dầu thực vật có độc tính phòng vệ được gọi là urushiol. Cây thường xuân độc tạo ra loại dầu này để ngăn động vật ăn cỏ ăn lá của cây.

Khi chúng ta tiếp xúc với lá, urushiol ngấm vào da. Sau đó, chất này phản ứng với một số protein da và tế bào miễn dịch gây ra chứng viêm, còn gọi là phát ban.

Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?
Tình trạng phát ban do chạm vào cây thường xuân độc.

Không chỉ gây hại thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với lá cây, dầu của cây thường xuân độc cũng có thể lan truyền khi tiếp xúc với các bề mặt khác. Ví dụ, nếu chó tiếp xúc với cây và dầu đọng lại trên lông của nó, việc vuốt ve chó có thể khiến urushiol lây từ chó sang tay bạn.

Theo thuật ngữ y học, chứng phát ban này được gọi là viêm da tiếp xúc. Nó được sử dụng để mô tả bất kỳ thứ gì khiến da sưng tấy sau khi chạm vào. Chứng bệnh này khá phổ biến ở Hoa Kỳ do sự phổ biến của cây thường xuân độc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 chỉ ra rằng, cây thường xuân độc là loài cây gây hại nhiều nhất ở Bắc Mỹ vì khiến nhiều người phát ban sau khi chạm phải. Cho đến nay, bệnh viêm da tiếp xúc do cây thường xuân độc gây ra vẫn còn phổ biến ở Bắc Mỹ và ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người Mỹ hàng năm.

Điều thú vị là phát ban sẽ không hình thành ngay sau khi tiếp xúc với urushiol mà thường xuất hiện sau từ 1 đến 3 ngày.

Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?
Những chiếc lá này trông có vẻ vô hại nhưng chớ dại chạm vào.

Tại sao phát ban không xuất hiện ngay sau khi chạm phải thường xuân độc?

Như vậy, lý do cây thường xuân độc gây nguy hiểm thực chất là do chất gây dị ứng urushiol. Hầu hết mọi người đều bị dị ứng với chất độc này. Theo thống kê, khoảng 85% người Mỹ bị dị ứng với urushiol và rất ít người may mắn không bị nó làm phiền.

Tuy nhiên, phát ban sẽ không hình thành sau lần đầu tiên tiếp xúc với urushiol mà là từ lần tiếp xúc thứ hai trở đi. Càng tiếp xúc nhiều sẽ càng có nguy cơ bị phát ban nặng hơn.

Điều này là do việc chạm vào cây thường xuân độc gây ra một phản ứng miễn dịch trong cơ thể, được gọi là phản ứng quá mẫn chậm. Đây là một loại phản ứng của cơ thể, xảy ra chậm sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô.

Khi urushiol xâm nhập vào cơ thể qua da, chất này sẽ liên kết với các protein trong da của chúng ta và tạo thành phức hợp. Các phức hợp này được các tế bào miễn dịch của cơ thể nhận ra là các thực thể lạ và loại bỏ chúng. Tế bào miễn dịch tham gia vào quá trình này gồm 2 loại: tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào T hỗ trợ. Chức năng của chúng là cảnh báo hệ thống miễn dịch về các chất độc và vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể. Chúng hoạt động như những người lính bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những “kẻ xâm lược”.

Lần đầu tiên urushiol xâm nhập vào da, các tế bào miễn dịch nhận ra các phức hợp protein da-urushiol là một “kẻ lạ mặt” và nhẹ nhàng loại bỏ chúng.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta cực kỳ thông minh và có một trí nhớ tuyệt vời với khả năng ghi nhớ gần như tất cả vi trùng hoặc chất độc mà nó gặp phải. Tuy nhiên, đôi lúc đó cũng là một bất lợi. Trong lần thứ hai urushiol thâm nhập vào da, các tế bào miễn dịch này nhận ra các phức hợp này và nghĩ rằng chúng phải đối mặt với một cuộc xâm lược khác.

Để thể hiện quyền hạn của mình, các tế bào miễn dịch kích hoạt một phản ứng mạnh mẽ hơn. Tế bào T hỗ trợ tạo ra một số phân tử truyền tín hiệu được gọi là cytokine. Các cytokine báo hiệu cho quân tiếp viện và lúc này các tế bào miễn dịch khác như đại thực bào sẽ tham gia chiến đấu.

Các đại thực bào giải phóng một số enzym phá vỡ protein được gọi là enzym lytic có tác dụng phá vỡ các phức hợp protein da-urushiol. Các enzym này rất mạnh và gây nhiều tổn thương cho các mô xung quanh vị trí tiếp xúc với urushiol. Kết quả là các vết phát ban và sau đó là mụn nước dần dần nổi lên.

Phản ứng miễn dịch này cần thời gian để thiết lập nên phát ban có thể mất từ vài giờ đến 3 ngày để hình thành, phụ thuộc vào việc cơ thể bạn phản ứng nhanh hay chậm với urushiol.

Tại sao cây thường xuân độc gây phát ban?
Phản ứng quá mẫn chậm xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với urushiol trong cây thường xuân độc.

Đáng buồn thay, mỗi khi chúng ta chạm vào cây thường xuân độc, hàng loạt sự việc đáng tiếc lại lặp lại. Mỗi lần như vậy, cơ thể chúng ta lại phát động một phản ứng mạnh mẽ hơn. Do đó, cho dù bạn không có phản ứng xấu với chất độc cây thường xuân trong lần đầu tiếp xúc, việc tiếp xúc nhiều lần có thể dẫn đến những dị ứng nặng.

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh viêm da tiếp xúc ngoài việc phòng tránh. Hãy cố gắng tránh xa cây thường xuân độc. Nếu chẳng may chạm phải, hãy nhanh chóng rửa sạch điểm tiếp xúc bằng xà phòng và nước để khử urushiol. Điều này rất hữu ích nếu được thực hiện trong vòng 5 phút đầu tiên.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử thoa một ít kem dưỡng da có chứa calamine để làm dịu vết phát ban. Nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị và giảm bớt cơn đau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao hổ không sợ nước, rất thích bơi và bơi giỏi?

Vì sao hổ không sợ nước, rất thích bơi và bơi giỏi?

Mèo nhà và hổ cùng thuộc họ mèo, nhưng mèo nhà rất sợ dính nước còn hổ rất thích ngâm mình trong nước và bơi lội, hổ thậm chí có thể bơi xa hàng kilomet.

Đăng ngày: 07/02/2022
Tại sao khi hổ xuống núi, chó lại là loài mà chúng

Tại sao khi hổ xuống núi, chó lại là loài mà chúng "thăm hỏi" đầu tiên?

Chó là loài có tính cảnh giác cao, khó bắt hơn các loài động vật như gà, vịt, trâu, bò và nó cũng không phải con mồi chính của hổ, nhưng tại sao hổ luôn tìm và giết chó khi chúng xuống núi?

Đăng ngày: 04/02/2022
Tại sao hàng trăm con ngỗng tuyết bỗng

Tại sao hàng trăm con ngỗng tuyết bỗng "rụng như sung" khi đi qua khu vực tử thần này?

Tại sao chúng lại bị tiêu diệt với số lượng lớn như vậy?

Đăng ngày: 27/01/2022
Tại sao ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây lão hóa sớm?

Tại sao ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây lão hóa sớm?

Ánh sáng xanh không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn là nguyên nhân gây lão hóa sớm

Đăng ngày: 26/01/2022
Tại sao cá voi không chết đuối khi nuốt đầy miệng nước?

Tại sao cá voi không chết đuối khi nuốt đầy miệng nước?

Các nhà nghiên cứu phát hiện một “nút chặn” ở họng của vài loài cá voi giúp che kín đường thở hoặc thực quản khi cần, giúp chúng khỏi bị chết đuối.

Đăng ngày: 26/01/2022
Vì sao cần gỡ bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm?

Vì sao cần gỡ bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm?

Tôm là loại hải sản cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới với lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên.

Đăng ngày: 25/01/2022
Nhóm người ngồi xuồng qua sông thì bị đàn cá nhảy lên bao vây, tại sao vậy?

Nhóm người ngồi xuồng qua sông thì bị đàn cá nhảy lên bao vây, tại sao vậy?

Lý do gì khiến loài cá này nhảy lên khỏi mặt nước?

Đăng ngày: 24/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News