Tàu vũ trụ bay gần Mặt trời nhất sẽ được phóng vào năm 2018
NASA cho biết họ đang hoàn thành tàu vũ trụ Solar Probe Plus (SPP), được thiết kế cho mục đích thăm dò Mặt trời, để chuẩn bị phóng lên không gian vào mùa Hè năm 2018. SPP là tàu vũ trụ bay được gần mặt trời nhất mà con người từng chế tạo, nó sẽ hoạt động ở khoảng cách 6 triệu km cách quả cầu lửa, ở nhiệt độ lên tới 1400 độ C.
Tàu vũ trụ Solar Probe Plus sẽ là vật thể bay nhanh nhất con người từng chế tạo được.
SPP đang được phát triển ở Johns Hopkins Applied Physics Laboratory (Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng - APL) của NASA có trụ sở ở Maryland, Mỹ. Tàu vũ trụ này đã xong giai đoạn thiết kế, đang bước qua giai đoạn lắp ráp và thử nghiệm để phóng lên vũ trụ trong 2 năm tới. Andy Driesman, chủ nhiệm dự án tàu SPP cho biết: "Đạt được giai đoạn này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi và các nhà đầu tư. Cho thấy chúng tôi đã thiết kế được một tàu vũ trụ có thể khám phá được sự khắc nghiệt của Mặt trời, để gởi về những dữ liệu mà các nhà khoa học đã khao khát hàng chục năm qua".
Tàu Solar Probe Plus sẽ mang theo 4 trang thiết bị để nghiên cứu từ trường, gió Mặt trời và trường năng lượng bao quanh quả cầu lửa khổng lồ này. Những dữ liệu thu thập được sẽ giúp NASA nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thời tiết trong không gian.
APL cho biết tàu vũ trụ SPP phải hoạt động ở điều kiện cực kì khắc nghiệt, ở khoảng cách 6 triệu km so với Mặt trời thì nhiệt độ sẽ lên tới 1400 độ C. Vì vậy nó sẽ được trang bị một lớp bảo vệ cách nhiệt dày tới 11.5cm. Song song đó, SPP không chỉ là tàu vũ trụ giúp NASA nghiên cứu Mặt trời mà nó còn là bước tiến quan trọng trong công nghệ hàng không vũ trụ, con tàu này có tốc độ bay thiết kế khi tiếp cận quỹ đạo mặt trời lên tới 200km/s, tức là 720.000km/h, là vật thể bay nhanh nhất con người từng chế tạo được.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
