Tên lửa Trung Quốc phóng cùng lúc 16 vệ tinh
Trung Quốc đã thực hiện sứ mệnh không gian thứ 9 trong vòng 30 ngày qua, đưa 16 vệ tinh mới vào quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh 6.
Tên lửa Trường Chinh 6 phóng 16 vệ tinh hôm 10/8. (Video: CASC)
Theo Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC), tên lửa Trường Chinh 6 có mã hiệu Y10 cất cánh từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Taiyuan ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc, vào lúc 12h50 ngày 10/8 giờ địa phương, tức 11h50 giờ Hà Nội.
Trên đỉnh tên lửa là 16 vệ tinh thương mại được phát triển bởi Công ty Công nghệ Vệ tinh Chang Guang (CGST) có trụ sở tại đông bắc Trung Quốc, bao gồm 10 vệ tinh chụp ảnh quang học độ phân giải cao Jilin-1 Gaofen 03D09 và 6 vệ tinh khí tượng Yunyao-1 04-08.
Đây đã là vụ phóng không gian thứ 9 của Trung Quốc trong vòng 30 ngày qua và là chuyến bay thứ 432 của dòng tên lửa Trường Chinh. Sứ mệnh diễn ra chỉ một ngày sau khi công ty Galactic Energy phóng tên lửa Ceres 1 thứ ba từ thị trấn Tửu Tuyền.
Đây là chuyến bay thứ 432 của dòng tên lửa Trường Chinh
Trung Quốc cũng đã phóng một module mới cho trạm vũ trụ Thiên Cung, một máy bay vũ trụ bí mật, một vệ tinh chuyển tiếp thông tin liên lạc, một nhóm vệ tinh do thám, một cặp vệ tinh chụp ảnh với độ phân giải 11,8 inch (30 cm) mỗi pixel, một vệ tinh giám sát carbon và một tên lửa nhiên liệu rắn thương mại mới.
CASC có kế hoạch thực hiện hơn 50 sứ mệnh không gian trong năm 2022, hợp tác với các công ty tên lửa thương mại như Galactic Energy, CAS Space và Expace.
Tên lửa Trường Chinh 6 được CASC và Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải phát triển từ những năm 2000 và có chuyến bay đầu tiên vào năm 2015. Phương tiện phóng ba giai đoạn này chạy bằng nhiên liệu lỏng, cao 29 m và có khả năng mang trọng tải nặng ít nhất 1.000kg lên quỹ đạo đồng bộ Mặt trời.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
