Tìm thấy nơi sản sinh ra các ngôi sao trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học vừa công bố một thông tin chấn động khi phát hiện ra cách những thiên hà ê-líp lớn nhất vũ trụ vẫn tiếp tục sản sinh ra những ngôi sao dù giai đoạn “đỉnh cao” của thời kì này đã trôi qua.
Nơi kiểm soát sự ra đời của các ngôi sao trong vũ trụ
Theo đó, bằng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà thiên văn học (thuộc NASA) đã phát hiện ra nơi có thể sản sinh và kiểm soát sự ra đời của một ngôi sao mới. Chúng là một quy trình tự tái tạo gồm các thành phần là lỗ đen, vòi phun và các ngôi sao mới.
Quy trình trên được mô tả chi tiết như sau: Đầu tiên, các vòi phun cao năng lượng phun ra từ lỗ đen làm nóng vòng khí xung quanh nơi này. Việc phun sẽ tác động đến nhiệt độ và tốc độ rơi vào thiên hà của các bụi khí.
“Nếu khó hiểu, bạn có thể lấy một cơn bão làm ví dụ. Khi vòi phun phun khí từ trong ra ngoài thiên hà, một phần bụi khí sẽ giảm nhiệt độ, ngưng tụ thành khối lạnh và rơi ngược trở vào trung tâm thiên hà, tương tự như mưa rơi."
"Các ‘hạt mưa’ sẽ nhanh chóng hạ nhiệt và trở thành những đám mây khí phân tử. Khi kết hợp lại, những ‘đám mây’ này sẽ hình thành nên các ngôi sao”, Megan Donahue - người đứng đầu nghiên cứu thứ nhất - cho biết.
Như vậy, những “hạt mưa” này sẽ phụ thuộc rất lớn vào các vòi phun bởi chúng xuất hiện xung quanh viền các bong bóng khổng lồ do vòi phun bơm lên hoặc trong các sợi và tua bao bọc xung quanh vòi phun. Theo Grant Tremblay - người đứng đầu nghiên cứu thứ hai – nói rằng các yếu tố trên sẽ tạo ra “một vũng xoáy tròn những khí tạo sao xung quanh lỗ đen trung tâm”.
Các nhà khoa học cho biết thêm, nếu quá trình giảm nhiệt xảy ra quá mạnh thì nó sẽ làm cho những vòi phun hoạt động ngày càng mạnh hơn, từ đó sinh thêm nhiệt.
Vì "vũng" khí xung quanh lỗ đen là nơi cung cấp nhiên liệu để vòi phun hoạt động nên nếu vòi phun có quá nhiều nhiệt thì nguồn cung nhiên liệu cũng giảm đi và chúng bị yếu dần.
Với khám phá mới, các nhà khoa học đã giải đáp được câu hỏi được đưa ra từ rất lâu, đó là: “Vì sao những thiên hà ngập trong khí lại không biến toàn bộ lượng khí này thành các ngôi sao mà chỉ một vài phần?” Và câu trả lời chính là: “Việc điều chỉnh ‘sinh’ sao lớn hay nhỏ đó phụ thuộc nhiều vào quy trình làm nóng và làm lạnh”.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
