Tinh thể băng xuất hiện trên cửa sổ Trạm vũ trụ Quốc tế

Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh tinh thể băng trông như trăng lưỡi liềm trên kính cửa sổ với Trái đất bên dưới.

Phi hành gia Sergey Korsakov chụp lại hình ảnh ấn tượng về tinh thể băng trên cửa sổ của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), IFL Science hôm 11/6 đưa tin. Đây có khả năng là bức ảnh đầu tiên về tinh thể băng hình thành trên cửa sổ của một tàu vũ trụ. Nó trông giống Mặt trăng băng giá hình lưỡi liềm, nổi bật phía trên đường cong của Trái đất.

Tinh thể băng xuất hiện trên cửa sổ Trạm vũ trụ Quốc tế
Tinh thể băng hình lưỡi liềm trên cửa sổ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) với đường cong Trái đất bên dưới. (Ảnh: Sergey Korsakov/Roscosmos)

Bức ảnh được Korsakov chia sẻ trên Twitter và Telegram cuối tháng 5. Phi hành gia cho biết, các tinh thể băng tồn tại rất lâu, khoảng 24 giờ, và kể cả sau khi chúng tan chảy, mẫu hình ngưng tụ vẫn còn lưu lại. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ quá trình hình thành của tinh thể băng.

Cửa sổ trên ISS gồm nhiều tấm kính, các tấm bên trong ngăn cách bằng không khí và các tấm bên ngoài ngăn cách bằng chân không. Tinh thể băng có thể nằm giữa các tấm cửa sổ hoặc bên trong trạm vũ trụ. Một số người cho rằng nó hình thành do phi hành gia thở vào cửa sổ. Tuy nhiên, hình dạng tinh thể băng (theo đường tròn gần như hoàn hảo) và nhiệt độ của trạm ISS khiến điều này rất khó xảy ra.

"Có vẻ phần lớn băng tập trung ở viền của vòng tròn. Điều này cho thấy cơ chế hình thành cân bằng từ mọi phía, đạt đến ngưỡng hình thành băng ở rìa vòng tròn, sau đó toàn bộ hơi nước cạn kiệt trước khi nó lan đến giữa. Phần băng vươn dài về phía trung tâm là các tinh thể băng dùng chính chúng để lan rộng - chúng không thể vươn ra ngoài vòng tròn vì khu vực đó quá ấm", tiến sĩ James Lea, nhà nghiên cứu băng tại Đại học Liverpool, giải thích.

Hình tròn có thể là kết quả của sự thay đổi nhiệt độ trong kính. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các đặc tính của cửa sổ. "Tôi cho rằng vị trí băng phản ánh sự thay đổi nhiệt của cửa sổ. Có thể điểm tiếp xúc giữa cửa sổ với phần vỏ trạm ISS xung quanh sẽ ấm hơn trung tâm của tấm cửa sổ", tiến sĩ Tom Whale, chuyên gia tại Đại học Warwick, nói.

"Nếu có một ít hơi nước trong khe hở giữa các tấm cửa sổ, hoặc không khí tương đối ẩm rò rỉ từ trạm ISS vào khe hở, có thể băng sẽ hình thành tại một điểm đủ lạnh trên cửa sổ, sau đó lan dần vào trong. Việc băng hình tròn có thể phản ánh rằng cửa sổ có hình tròn", ông bổ sung.

Dù ảnh chụp tinh thể băng của Korsakov vẫn còn nhiều bí ẩn, sự hình thành của các tinh thể băng trong môi trường vi trọng lực là một lĩnh vực đang được nghiên cứu. Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã thực hiện các thí nghiệm về việc tinh thể băng hình thành trên quỹ đạo và phát hiện, các tinh thể băng có tính đối xứng cực cao có thể hình thành trong không gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thăm dò tìm thấy thứ

Tàu thăm dò tìm thấy thứ "lạ" ở mặt sau của Mặt trăng, các chuyên gia vào cuộc và giải mã thành công

Mặt trăng không phải là hành tinh quá lớn, tại sao nó lại có thể chứa 1 lượng lớn những thứ này? Câu hỏi này đã khiến các nhà khoa học quyết tìm lời giải đáp.

Đăng ngày: 13/06/2022
Sao ma quỷ: Vật thể vũ trụ mới làm chao đảo giới khoa học

Sao ma quỷ: Vật thể vũ trụ mới làm chao đảo giới khoa học

Sao ma quỷ ám chỉ vật thể mới mẻ, kỳ dị, nhỏ nhưng cực nặng mà các nhà khoa học chưa thể chắc chắn là cái gì, đang chắn ánh sáng từ một ngôi sao xa tới Trái đất.

Đăng ngày: 13/06/2022
Mặt trăng bí ẩn có

Mặt trăng bí ẩn có "khí độc" nhiều gấp hàng trăm lần Trái đất: Nếu bốc cháy sẽ ra sao?

Không ngờ Mặt trăng Tithane, vệ tinh của sao Thổ, lại chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái đất. Tuy nhiên, nếu chúng vô tình bốc cháy thì kết quả sẽ ra sao?

Đăng ngày: 11/06/2022
Chớp sóng vô tuyến lặp lại bí ẩn, cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng

Chớp sóng vô tuyến lặp lại bí ẩn, cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học phát hiện loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) lặp lại bí ẩn, phát ra từ một thiên hà lùn cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 11/06/2022
Trung Quốc công bố bản đồ Mặt trăng chi tiết nhất

Trung Quốc công bố bản đồ Mặt trăng chi tiết nhất

Trung Quốc tung ra bản đồ địa hình Mặt trăng mới với tỷ lệ 1:2.500.000 chi tiết nhất đến nay, hé lộ nhiều loại đá và hố va chạm.

Đăng ngày: 10/06/2022
Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

Bức ảnh bí ẩn này có gì đặc biệt mà khiến các nhà khoa học bất ngờ?

Đăng ngày: 10/06/2022
Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong thiên hà khổng lồ

Phát hiện cấu trúc bí ẩn trong thiên hà khổng lồ

Một thiên hà xa xôi với hố đen ở trung tâm đã phun phát xạ. Đó là chuẩn tinh 3C 273 cổ đại và rực rỡ, nằm trong một thiên hà hình elip khổng lồ trong chòm sao Xử Nữ.

Đăng ngày: 10/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News