Tổ hợp tác chiến điện tử đầu tiên thế giới có thể bao phủ toàn bộ châu Âu khi được kích hoạt
Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN của Nga triển khai trên bán đảo của Kola hồi tháng 5 khiến Mỹ tức giận bởi vì không có tổ hợp tác chiến điện tử nào có thể so sánh được.
Trong vài năm qua, Nga đã triển khai các hệ thống tác chiến điện tử mạnh (EW). Các hệ thống này tước bỏ khả năng của đối phương sử dụng vũ khí chống lại Nga, hoặc ít nhất giảm hẳn hiệu quả của việc sử dụng vũ khí và tước bỏ khả năng hoạt động trinh sát.
Một trong những nhiệm vụ của bất kỳ tổ hợp tác chiến điện tử nào là làm nhiễu loạn hệ thống định vị của đối phương, làm cho các thiết bị trinh sát và hệ thống nhắm mục tiêu không hoạt động, khiến đối phương bị mất phương hướng. Tức là "làm choáng", "làm mù", "làm đối phương phát điên".
Một trong những hệ thống tiên tiến nhất là hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4, đây là trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh. Các chuyên gia đã bắt đầu phát triển tổ hợp này vào giữa những năm 1990. Vào đầu những năm 2010, Krasukha-4 bắt đầu được sản xuất hàng loạt.
Đến nay chưa có nhiều thông tin về tổ hợp này. Người ta chỉ biết rằng, bán kính hoạt động của trạm Krasukha là vài trăm km, nó bao phủ toàn bộ khu vực bởi mái vòm vô hình, áp chế tất cả các nguồn phát xạ vô tuyến, kể cả các hệ thống AWACS phát hiện và theo dõi các loại mục tiêu, "làm mủ" máy bay tấn công và vũ khí có độ chính xác cao. Nếu cần thiết, Krasukha có thể hoạt động ở độ cao rất lớn, áp chế các vệ tinh trong không gian.
Các hệ thống Krasukha đã được thử nghiệm trong những tình huống chiến đấu thực sự ở Syria. Krasukha đã không chỉ một lần làm việc chống lại những máy bay không người lái của các nhóm khủng bố. Ngòi ra, theo các phương tiện truyền thông phương Tây, Krasukha thậm chí đã vô hiệu hóa một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Mỹ, được cho là vô tình bay vào vùng mà tổ hợp tác chiến điện tử Nga bao phủ. Hơn nữa, các hệ thống Krasukha đã tham gia đẩy lùi các cuộc tấn công vào Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Một số tên lửa Tomahawk đã bị bắn hạ, rơi vào tay các quân nhân Syria, rồi đã được chuyển cho các chuyên gia Nga của tập đoàn Công nghệ Radio Electronic.
Nhưng Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN mới là thứ vũ khí đáng gờm nhất của NATO, nhằm vô hiệu hóa Hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh quân sự tần số cao (High Frequency Global Communications System - HFGCS) của phương Tây. Trên thực tế, việc nghiên cứu thiết kế chế tạo tổ hợp này bắt đầu ở Liên Xô từ những năm 1960, tuy nhiên, chỉ đến năm 2015, các kỹ sư người Nga mới có thể tạo ra bước đột phá cần thiết và đưa ra một mẫu thử nghiệm mới.
Tổ hợp Murmansk-BN là phương tiện tác chiến điện tử chiến lược, có khả năng "làm choáng" và "mù" các phương tiện thông tin liên lạc, trinh sát và cảm biến vũ khí "thông minh" của đối phương ở khoảng cách 5.000km (thậm chí lên tới 8.000km - khi khả năng truyền tín hiệu lý tưởng trong khí quyển và ăng-ten đạt công suất cực đại), trong khi hầu hết các hệ thống tác chiến điện tử khác chỉ có hiệu quả ở khoảng cách đến 300km. Là một tổ hợp đa năng, không có mẫu tương tự trên thế giới, nó có thể được dùng đồng thời để trinh sát và chế áp điện tử - tác động không chỉ tàu thuyền, mà còn máy bay trinh sát và chiến đấu của kẻ thù tiềm tàng.
Murmansk-BN không chỉ hoạt động ở độ sâu cấp chiến thuật-chiến dịch, mà còn cả cấp chiến dịch-chiến lược.
Nguyên lý hoạt động của tổ hợp nhiễu vô tuyến tự động được tích hợp các thuật toán tiên tiến nhất này là sau khi phân tích giải mã thông tin bước sóng, dải thông tần, cường độ tín hiệu, hướng tuyến liên lạc của đối phương, tổ hợp sẽ chọn giải pháp gây nhiễu, thậm chí chế áp triệt tiêu hoàn toàn các cuộc liên lạc đó. Có khả năng gây nhiễu trên diện rộng nhờ công suất đạt 400kW (so với công suất 5kW của các tổ hợp thế hệ cũ), Murmansk-BN không chỉ hoạt động ở độ sâu cấp chiến thuật-chiến dịch, mà còn cả cấp chiến dịch-chiến lược.
Tổ hợp Murmansk-BN được bố trí trên 7 xe vận tải nhiều cầu chủ động (4x6) KamAZ hoặc Ural. Ăng-ten của tổ hợp được gắn trên bốn giá đỡ kiểu ống lồng có hệ thống thủy lực, có thể nâng cao tới 32m, cũng như ăng-ten tần số thấp. Trên ba chiếc xe có máy phát điện riêng, thiết bị ăng-ten gấp và một trung tâm điều khiển. Thời gian tiêu chuẩn để triển khai tổ hợp là ba ngày (72 giờ), sau đó, nó có thể trực chiến - có khả năng phát hiện của tất cả các hệ thống thông tin liên lạc, dẫn đường và điều khiển điện tử, không chỉ của các sở chỉ huy chiến lược tĩnh, mà còn của các đội hình tàu sân bay và thậm chí cả các tàu riêng lẻ của đối phương.
Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk đặc biệt ở chỗ nó có tính chiến lược . Trước đó, sóng vô tuyến của "Krasui-4" nổi tiếng của Nga có tầm bắn tối đa không quá 300 km và được triển khai tại căn cứ quân sự Khmemim ở Syria, Nga. Nhưng Murmansk có bán kính phủ sóng là 5.000km, và nếu sóng vô tuyến truyền qua tốt, phạm vi có thể lên tới 8.000km.
Hệ thống Murmansk-BN có thể tự động quét tín hiệu điện tử trong nhiều không gian.
Hệ thống này có thể phát hiện công nghệ vô tuyến, đánh chặn và triệt tiêu tín hiệu của đối phương. Nó bao phủ toàn bộ dải sóng ngắn (tần số 3-30 MHz) và được sử dụng để chỉ huy tàu và máy bay và liên lạc vô tuyến vệ tinh.
Murmansk có thể tự động quét tín hiệu điện tử trong nhiều không gian. Nếu một tín hiệu không dây được tìm thấy, tần số trao đổi thông tin sẽ được phân tích. Bạn cũng có thể khám phá sự liên kết của nguồn trao đổi radio. Máy phát của đối phương bắt đầu bị nhiễu do tần số hẹp.
Các tổ hợp loại này được lên kế hoạch triển khai trong khu vực phụ trách của các hạm đội Baltic, Phương Bắc, Biển Đen và Thái Bình Dương. Murmansk-BN được lắp đặt ở Crimea sẽ kiểm soát tất cả các tàu NATO ở Địa Trung Hải. Từ Kaliningrad, Murmansk-BN có thể kiểm soát không chỉ toàn bộ châu Âu, mà còn cả Bắc và Đông Bắc Đại Tây Dương. Nó có thể phá vỡ sự kết nối của các tàu chiến, máy bay và các đơn vị quân sự mặt đất ở Đông Âu, Trung Âu và khu vực Baltic. Ở khoảng cách vài nghìn km, tổ hợp không chỉ có thể phá hủy khả năng liên lạc và dẫn đường của con tàu mà còn vô hiệu hóa tất cả các thiết bị điện tử của vũ khí trên tàu. Quá trình này mất vài phút, sau đó con tàu trở thành một đống sắt nổi vô dụng và làm mục tiêu dễ dàng cho vũ khí chống hạm.
Tổ hợp này được "thiết kế" cho băng tần HF của các nước NATO, vì vậy, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu - Tướng Frank Gorenk, thậm chí còn lo rằng, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga sẽ vô hiệu hóa mọi lợi thế của vũ khí công nghệ cao có trong trang bị của NATO, thực hiện chiến lược hạn chế tiếp cận/thâm nhập (A2/AD) một số vùng lãnh thổ. Không phải máy bay hay tên lửa nào cũng có khả năng bay qua biên giới Nga, chưa nói đến thực hiện các cuộc tấn công chính xác.
Một trở ngại gần như không thể vượt qua là bức tường vô hình của các hệ thống tác chiến điện tử khác nhau, được sử dụng để "lấy đi bộ não" của vũ khí thông minh nhất trong kho vũ khí của NATO. Theo các chuyên gia, với việc hợp nhất một lữ đoàn Murmansk-BN và vận hành thành một hệ thống chiến lược duy nhất, hành động xâm lược chống lại Nga nói chung trở nên vô nghĩa; sẽ rất khó để sử dụng đài phát thanh, chính xác hơn là không thể; và rất có thể, hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu cũng sẽ mất tác dụng.
Hệ thống Murmansk-BN lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Crimea vào năm 2014, đã được thử nghiệm vào mùa xuân năm 2019 cùng với Krasukha-2 và Krasukha-4. Cùng với tổ hợp ở Kamchatka, một lá chắn đang được tạo ra bao phủ toàn bộ Bắc Cực của Nga. Kể từ năm 2018, đông bắc Na Uy và Lapland của Phần Lan được cho là đã lo ngại về các thiết bị gây nhiễu. Theo các chuyên gia NATO, việc gây nhiễu tầm xa diễn ra trong cuộc tập trận Trident Juncture của NATO ở Na Uy năm 2018. Vào thời điểm đó, có thông tin cho biết, việc can thiệp đã đe dọa sự an toàn của các dịch vụ dân sự như các đơn vị tìm kiếm và cứu nạn, xe cứu thương trong khu vực Kirkenes, và máy bay chở khách tại các sân bay Na Uy.
Việc tăng cường tập hợp lực lượng ở Crimea, trang bị vũ khí tên lửa hiện đại, các phương tiện liên lạc, phát hiện và dẫn đường mới trong tương lai có thể dẫn đến thực tế là bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của Mỹ và NATO đều có thể bị vô hiệu hóa trong vài phút. Murmansk-BN sẽ không chỉ giúp bao phủ bán đảo khỏi tình báo kỹ thuật vô tuyến của Mỹ và NATO, mà còn cho phép, nếu cần thiết, phản công "trên mọi mặt trận" - trong toàn bộ băng tần HF vì lợi ích của các tổ hợp vũ khí tấn công.
Trong thời gian gần đây, khả năng trinh sát và tác chiến điện tử của Nga được nâng cao rõ rệt. Hiện Nga đã đưa vào hoạt động khoảng 20 loại hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới bao gồm Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Krasukha-4, Svet-KU… Các hệ thống tác chiến điện tử khác do Nga phát triển bao gồm hệ thống Krasukha và Divnomorye, được cho là có khả năng gây nhiễu liên lạc vệ tinh, tín hiệu GPS và liên lạc với UAV. Một số cấu phần, chẳng hạn như ngân hàng dữ liệu về tín hiệu, tần số hoạt động, tốc độ quét và tần số chế áp của một số tổ hợp của Nga, trong vài thập kỷ tới sẽ không có quốc gia nào có thể có được.
Tuy vậy, theo một số chuyên gia Nga, Murmansk-BN mặc dù siêu việt, chỉ là tổ hợp đầu tiên trong toàn bộ hướng phát triển các tổ hợp tác chiến điện tử, được thiết kế và chế tạo có tính đến xu hướng phát triển, các hệ thống cơ sở hiện đại, và hiệu năng cao. Theo một nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp-quân sự, trong tương lai, các nhà kỹ thuật quân sự Nga có thể tạo ra một tổ hợp radar tác chiến tầm xa hoạt động trên băng tần VHF, với sự trợ giúp của tổ hợp này, nếu cần, sẽ có thể ngăn chặn bất kỳ thông tin liên lạc vô tuyến nào ở tất cả các khoảng cách và ở mọi khu vực.