Trái đất có thể đã sinh ra một hành tinh, nhìn rõ vào tháng 7

Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra một cách hoàn toàn mới để các hành tinh ra đời trong vũ trụ: Không phải "con" của một ngôi sao, mà là con của 2 hành tinh lớn hơn.

Theo chuyên san khoa học PHYS, các nhà khoa học từ Đại học Warwick (Anh) đã điều tra "môi trường sinh sản" của các hành tinh - tức khu vực đầy khí và bụi xoáy quanh một ngôi sao, còn gọi là đĩa tiền hành tinh.

Mô hình dựa trên các nghiên cứu và quan sát về các đĩa tiền hành tinh mà nhân loại đã biết cho thấy một số hành tinh nhỏ trong các hệ sao có thể không phải "con" trực tiếp của ngôi sao mẹ.


Các nhà khoa học khám phá ra cách thức hoàn toàn mới mà một hành tinh có thể ra đời - (Ảnh: ĐẠI HỌC WARWICK).

Thay vào đó, hai hành tinh lớn hơn và hình thành trước có thể định hình dòng bụi xen giữa chúng, từ từ "nắn" thành một hành tinh nhỏ hơn trong quy trình gọi là "sự hình thành hành tinh kẹp".

Đây là lời giải thích khả dĩ cho sự hình thành của các hành tinh nhỏ từng gây thắc mắc cho các nhà khoa học trong nhiều năm.

"Trong thập kỷ qua, các quan sát đã tiết lộ rằng các vành đai và khoảng trống tồn tại trong các đĩa tiền hành tinh. Các khoảng trống là nơi chúng tôi cho rằng các hành tinh sẽ ở đó và chúng tôi cũng biết rằng các hành tinh tạo ra các vành đai bụi hình thành ngay bên ngoài chúng" - Phó giáo sư Dorothy Hodgkin, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.

Điều gì đang xảy ra trong các vành đai đó đặt câu hỏi cho các nhà thiên văn thế giới và mô hình nói trên chính là câu trả lời, dù các nhà khoa học mong đợi trong tương lai có thể nắm bắt một bằng chứng trực tiếp từ một hệ sao trẻ nào đó.

Dựa trên mô hình này, Hệ Mặt trời của chúng ta có 2 hành tinh mà các nhà khoa học nghi ngờ được hình thành theo cách đó: sao Hỏa và sao Thiên Vương.

Điều này đồng nghĩa với việc Trái đất của chúng ta có một "đứa con chung" với sao Mộc, cũng chính là một trong 4 hành tinh sáng nhất đang "khiêu vũ" cùng siêu trăng sấm đang dần tàn đầu tháng 7. Bạn dễ dàng tìm ra nó vì sao Hỏa có màu đỏ khác biệt và có thể nhìn dễ dàng bằng mắt thường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?

Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.

Đăng ngày: 10/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?

Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?

Sao neutron đen là một vật thể bí ẩn, đen tối đã xuất hiện ở rìa ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Đăng ngày: 08/04/2025
Vì sao con người lại sở hữu đôi mắt của những kẻ săn mồi hàng đầu?

Vì sao con người lại sở hữu đôi mắt của những kẻ săn mồi hàng đầu?

Giống như hổ, sư tử và các động vật ăn thịt lớn khác, mắt của chúng ta tập trung về phía trước, nghĩa là chúng ta có thể nhìn rõ khu vực phía trước để theo dõi và săn con mồi.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Đăng ngày: 07/04/2025
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News