Trung Quốc thử nghiệm gạch làm từ đất Mặt trăng, mở đường cho xây dựng căn cứ
Trung Quốc sẽ gửi mẫu gạch lên trạm vũ trụ trong những tháng tới để thử độ bền của chúng trong điều kiện khắc nghiệt và khả năng sử dụng của chúng để xây dựng căn cứ.
Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, các mẫu gạch làm từ nhiều thành phần có trong đất lấy từ Mặt trăng sẽ được đưa lên trạm vũ trụ Thiên Cung bằng tàu vũ trụ Thiên Châu 8 sắp được phóng.
Mô hình thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc. (Ảnh: Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA)).
Những viên gạch này sẽ trải qua 3 năm thử nghiệm sức chịu đựng ngoài không gian, bao gồm việc bị tia cực tím và tia vũ trụ bắn phá, cùng khoảng cách chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao. Việc thử nghiệm này sẽ kiểm tra độ bền và độ chắc của gạch trong môi trường khắc nghiệt và cách vật liệu hoạt động trong vũ trụ.
Thí nghiệm được thiết kế để cung cấp thông tin chi tiết về thành phần nào và phương pháp sản xuất gạch nào từ đất trên Mặt trăng phù hợp nhất để xây dựng các công trình trên Mặt trăng.
Theo CCTV, một phương pháp để tạo ra những viên gạch này là nung nóng vật chất lên 1.000 độ C bằng cảm ứng điện từ trong lò thiêu kết. Quá trình này sẽ nung chảy vật liệu thành các cấu trúc rắn, tạo ra một viên gạch dài 18 cm chỉ trong 10 phút.
Sáng kiến tạo gạch từ đất Mặt trăng được nghĩ ra trong bối cảnh chi phí để đưa vật liệu lên Mặt trăng sẽ cực kỳ tốn kém. Vì vậy, sử dụng tài nguyên ngay tại chỗ có thể giúp giảm đáng kể chi phí và tăng năng lực thám hiểm Mặt trăng.
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên Mặt Trăng với các đối tác vào những năm 2030 được gọi là Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế (ILRS). Để chuẩn bị, quốc gia này đang có kế hoạch thử nghiệm gạch in 3D trên Mặt trăng bằng tàu đổ bộ và xe tự hành Thường Nga 8. Nhiệm vụ này dự kiến được triển khai trong năm 2028.
Ngoài Trung Quốc, cả NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đều đang nghiên cứu tạo ra gạch từ các chất mô phỏng regolith trên Mặt trăng. Trước đây, NASA đã thử nghiệm công nghệ trộn xi măng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), tập trung vào việc tạo ra các vật liệu cho các môi trường sống tiềm năng trong không gian. Tuy nhiên, thử nghiệm tới đây của Trung Quốc dự kiến là thử nghiệm đầu tiên trực tiếp kiểm tra khả năng chịu đựng của gạch làm từ đất Mặt trăng trong không gian.

Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ
Trái đất là nơi đặc biệt vì có sự sống và nền văn minh phát triển, nhưng vũ trụ còn nhiều vật thể thú vị khác mà có thể bạn chưa nghe đến.

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen
Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen.

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"
30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?
Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?
Việc phát triển tài nguyên kim loại ở phía xa của Mặt Trăng là một cột mốc quan trọng mới trong hành trình khám phá không gian bên ngoài của con người và có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và kinh tế.

Độ cong của không gian và bí ẩn của các vũ trụ song song
Trong vũ trụ rộng lớn, vô số thiên hà và hành tinh đan xen với những câu đố bí ẩn, trong đó hấp dẫn nhất là độ cong của không gian và các vũ trụ song song.
