Trung Quốc và Nhật Bản lý giải bí ẩn liên quan đến thiết không gian bị mất liên lạc
Trung Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng giải thích bí ẩn xoay quanh thiết bị không gian đã mất liên lạc của các nước này.
Công ty du hành không gian Nhật Bản Ispace đã phóng một tàu đổ bộ Hakuto-R vào tháng 12/2022 và đi theo con đường dài hơn, tiết kiệm năng lượng hơn sau đó đến quỹ đạo Mặt trăng vào tháng 3. Ispace sẽ là công ty tư nhân đầu tiên hoàn thành cuộc đổ bộ lên Mặt trăng nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch.
CEO của Ispace Takeshi Hakamada trong một cuộc họp báo giới thiệu Hakuto-R tại Tokyo năm 2018. (Ảnh: AFP).
Nhưng công ty đã mất liên lạc với Hakuto-R. Phân tích cho thấy Hakuto-R vẫn ở trong không gian thay vì phải ở trên mặt đất như kế hoạch. Một cuộc điều tra tìm ra lý do con tàu dường như đã đánh giá sai độ cao.
Nhà thành lập và CEO của Ispace – ông Takeshi Hakamanda cho biết: "Khả năng cao là tàu đổ bộ đã hạ cánh cứng trên bề mặt Mặt trăng”.
Tờ New York Times (Mỹ) đưa tin Ispace đã làm rõ thông tin không lâu sau khi các kỹ sư đã quan sát thấy rằng nhiên liệu còn lại trong tàu đổ bộ Hakuto-R có thể đã "ở ngưỡng thấp hơn và ngay sau đó tốc độ hạ cánh tăng lên nhanh chóng”.
Tuy nhiên, ông Hakamada cho biết vẫn "rất, rất tự hào" về kết quả và "không thất vọng" vì công ty có thể áp dụng "bài học kinh nghiệm" từ thất bại để cải thiện cơ hội thành công trong hai sứ mệnh tiếp theo.
Mới chỉ có 3 nước đã thành công trong việc đưa tàu lên Mặt trăng là Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Hình ảnh về tàu Zhurong trên bề mặt sao Hỏa năm 2021. (Ảnh: CNN).
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc vào tuần này đã giải thích về vụ việc tàu thăm dò Zhurong “mất tích” trên sao Hỏa. Con tàu này đã ngừng liên lạc từ tháng 5/2022.
Nhà thiết kế trưởng chương trình khám phá Sao Hỏa của Trung Quốc – ông Zhang Rongqiao hôm 25/4 chia sẻ với đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng: “Chúng tôi không liên lạc được với con tàu kể từ khi nó đi vào chế độ ngủ đông. Chúng tôi giám sát thiết bị này mỗi ngày và tin rằng nó đã không khởi động vì ánh nắng không đạt đến độ tối thiểu để tạo năng lượng”.
Bụi có thể đã ảnh hưởng đến khả năng sạc năng lượng Mặt trời của Zhurong và do đó khiến con tàu không thể thức dậy sau khi vào chế độ ngủ đông.
Một tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định vị trí của Zhurong và cho biết con tàu đã không di chuyển ít nhất kể từ tháng 9/2022.
Ông Zhang Rongqiao cho biết tàu Zhurong đã khám phá bề mặt Sao Hỏa trong 358 ngày và di chuyển được 1.921m.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất
