Vật liệu giúp tạo ra những chiếc áo da có khả năng tự sửa chữa
Những món đồ da luôn khiến chúng ta phải chú ý cho dù chúng có được làm từ loại vật liệu nào đi nữa sức hút của những món đồ da là không thể chối cãi đặc biệt là những món đồ chúng ta mặc ngoài như áo khoác, việc bỏ ra không ít tiền để sở hữu cũng như sử dụng cũng là điều khiến chúng ta cảm thấy trân trọng nhưng không ai muốn việc món đồ da của mình bị hỏng, rách hoặc trầy.
Các loại áo da.
Tuy nhiên với những tiến bộ trong nghiên cứu về vật liệu hiện chúng ta đã phát triển thành công phương pháp mới áp dụng sợi nấm tạo thành cấu trúc tương tự da với khả năng tự chữa lành trong môi trường lý tưởng.
Cấu trúc sợi nấm.
Các nhà khoa học tại đại học California công bố kết quả thí nghiệm về khả năng tự hồi phục của một loại da nhân tạo được tạo thành từ những cấu trúc sợi nấm qua đó khi bị tác động bởi lực và hư hại qua thời gian và với điều kiện môi trường phù hợp chúng có thể tự chữa lành những vết rách được gây ra bởi ngoại lực.
Da nhân tạo đã được chúng ta ứng dụng rất nhiều vào thời trang và trang trí nhưng chúng thường được tạo thành bằng phương pháp ức chế sự phát triển của sợi nấm qua đó giữ bề mặt luôn ở trạng thái bình thường, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chúng ta điều chỉnh về phương pháp sản xuất chúng ta có thể dẫn tới một biển pháp tự sửa chữa cho những đồ vật được làm từ nấm giả da này.
Cụ thể Elsacker một kỹ sư sinh học tại đại học Brussel đã cho thử nghiệm nuôi các cấu trúc sợi nấm trong một môi trường thuận lợi và một lớp màng mỏng dần hình thành trên bề mặt dung dịch nuôi, sau đó các nhà khoa học đã vớt ra và làm sạch, sấy khô cấu trúc này để làm thành một lớp da mỏng và không bền sau đó họ lại dùng hóa chất và nhiệt độ đủ để ổn định loại da này nhưng vẫn để lại một số bộ phận của nấm hoạt động, và những bộ phận này có chức năng tự sửa chữa những chỗ bị tổn thương trên cấu trúc giả da này.
Sau thời gian các lỗ hổng dần phục hồi và trở về nguyên vẹn.
Sau khi đục một lỗ trên bề mặt da các nghiên cứu viên đã ngăm toàn bộ miếng da vào dung dịch nuôi cấy và sau thời gian các lỗ hổng dần phục hồi và trở về nguyên vẹn tuy nhiên một nhược điểm là chúng sẽ để lại vết ở một bên mặt da.
Tuy nhiên hiện tại nhóm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu cách để ức chế hoạt động trong điều kiện tự nhiên của nấm, nếu không việc bị ngấm nước như mưa cũng có thể dẫn tới nấm mọc lên rõ từ áo của bạn, hiện công nghệ này rất có triển vọng và đang được đầu tư để nghiên cứu thêm nhầm áp dụng trong thời gian sớm nhất.

Bộ đồ lặn chịu được áp suất ở độ sâu 183m
Hải quân Mỹ hoàn thành các thử nghiệm dưới bể nước cho bộ đồ lặn sâu mới mang tên Thám hiểm Biển sâu không Giảm áp (DSEND).

Cảm biến phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm
Đại học Sao Paulo (USP), Brazil, vừa trình làng loại cảm biến dạng giấy gọn nhẹ, giúp phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm.

Vật liệu siêu dẫn giúp đẩy xe ở tốc độ gần 645km/h
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Houston, Mỹ, đề xuất sử dụng vật liệu siêu dẫn để đẩy xe chở khách và hàng hóa ở tốc độ siêu cao dọc cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện nay.

Thụy Điển cho ra mắt phà điện chở khách tự động đầu tiên trên thế giới
Stockholm trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng phà chở khách thương mại tự lái chạy hoàn toàn bằng điện.

Trung Quốc phát triển mạng Internet kết nối các siêu máy tính
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao kết nối các siêu máy tính trên cả nước để phục vụ nghiên cứu.

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc
Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.
