Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư

Salmonella thường gắn liền với ngộ độc thực phẩm, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra công dụng đặc biệt của vi khuẩn này, đó là giúp chống lại ung thư đại tràng.

Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng salmonella có thể được cải biến để giúp tế bào T - một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật - tiêu diệt các tế bào ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy rằng có thể cải biến salmonella để làm việc cùng hệ miễn dịch của con người giúp tế bào T tấn công tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí EMBO Molecular Medicine ngày 19/11. Những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư
Vi khuẩn salmonella. (Ảnh: CDC).

Từ lâu, các chuyên gia đã nắm được khả năng chiến đấu với ung thư của salmonella. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nó đã không đạt hiệu quả như mong đợi. Điều trị bằng vi khuẩn mặc dù có thể hạn chế tế bào ung thư phát triển qua việc ngăn chúng hấp thụ các dưỡng chất quan trọng nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn đóng vai trò then chốt trong chiến đấu với các khối u.

Đội ngũ nghiên cứu khi thử nghiệm trên chuột đã nhận thấy salmonella ngăn tế bào T chống lại tế bào ung thư vì nó làm cạn kiệt một loại axit amin có tên là asparagine. Nhà khoa học Kendle Maslowski tại Đại học Glasgow, người tham gia nghiên cứu, cho biết họ nhận ra rằng asparagine rất quan trọng đối với tế bào T. Và ông Maslowski đánh giá rằng, với phát hiện này, các nhà khoa học có thể điều chỉnh khiến salmonella không làm cạn kiệt asparagine, tạo điều kiện để tế bào T tấn công tế bào ung thư, dẫn đến phương pháp điều trị hiệu quả mới.

Ông Alastair Copland tại Đại học Birmingham, tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể biến vi khuẩn gây bệnh như salmonella thành chiến binh chống ung thư.

Bà Catherine Elliott tại tổ chức Cancer Research UK, đơn vị hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu, nhận định rằng đây là bước phát triển thú vị và có thể dẫn đến các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đại tràng hoặc các bệnh ung thư khác trong tương lai.

Salmonella có thể tồn tại trong ruột của nhiều loại động vật, như gà, bò và lợn. Nó có thể hiện diện trên thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt lợn, trái cây và rau củ tiếp xúc với gia súc hoặc phân của chúng.

Người nhiễm salmonella thường có triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, sốt, đau bụng và có thể kéo dài từ 4-7 ngày.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngắm loài thực vật mới vừa được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

Ngắm loài thực vật mới vừa được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

Một loài thực vật mới thuộc họ Thu Hải Đường (Begoniaceae), có tên Thu Hải Đường hoa thưa (Begonia laxiflora) đã được phát hiện trong rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Đăng ngày: 19/11/2024
Loài côn trùng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam

Loài côn trùng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam

Bướm phượng đuôi kiếm răng tù là một loài bướm phượng quý hiếm được tìm thấy từ Nepal và Bắc Ấn Độ, và các vùng núi cao của Việt Nam.

Đăng ngày: 15/11/2024
Loài thực vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện trở lại sau hơn 100 năm tuyên bố tuyệt chủng

Loài thực vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện trở lại sau hơn 100 năm tuyên bố tuyệt chủng

Khi mùa xuân đến, các loài hoa bắt đầu nở rộ tại Vườn bách thảo Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc. Trong số đó, Primula filchnerae Knuth là loài hoa rực rỡ nhất và thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 14/11/2024
Hàng ngàn người xếp hàng xem

Hàng ngàn người xếp hàng xem "hoa xác chết" ở Úc

Tại thành phố Geelong của Úc, phía Nam Melbourne, hàng ngàn người đang xếp hàng chờ cơ hội hiếm hoi để được nhìn thấy và ngửi mùi hôi thối của một loại cây khác thường chỉ nở một lần trong một thập kỷ.

Đăng ngày: 13/11/2024
Nấm đắt nhất thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu

Nấm đắt nhất thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu

Mùa hè kéo dài do biến đổi khí hậu khiến nấm cục trắng Alba đắt hơn vàng miếng, khó phát triển và trở nên khan hiếm hơn.

Đăng ngày: 13/11/2024
Sẽ ra sao nếu loài kiến có kích thước bằng với loài voi?

Sẽ ra sao nếu loài kiến có kích thước bằng với loài voi?

Loài kiến có thể nâng gấp 5.000 lần trọng lượng cơ thể, hoạt động trong các đội quân khổng lồ và đông hơn con người đến một triệu lần.

Đăng ngày: 12/11/2024
Phát hiện côn trùng phải đổi màu vì con người

Phát hiện côn trùng phải đổi màu vì con người

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài ruồi đá đuôi dài bản địa ở New Zealand buộc phải thay đổi màu sắc cơ thể để sinh tồn ở những khu vực bị phá rừng nặng nề.

Đăng ngày: 12/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News