Vi khuẩn Trái đất đang tàn phá "sứ giả" ngoài hành tinh

Mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Ryugu đã bị tràn ngập các dạng sống trên Trái đất sau khi được đưa đến hành tinh của chúng ta.

Nếu như con người chưa thể "thuộc địa hóa" thế giới ngoài hành tinh, thì vi khuẩn đã nhanh tay làm điều đó trước chúng ta.

Theo Space, mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu được thu thập bởi tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã bị "xâm chiếm" trước khi các nhà nghiên cứu có thể phân tích kỹ hơn về nó.

Vi khuẩn Trái đất đang tàn phá sứ giả ngoài hành tinh
Ảnh chụp tiểu hành tinh Ryugu do camera trên tàu Hayabusa2 ghi lại (Ảnh: JAXA).

"Hung thủ" không đâu khác, chính là những vi khuẩn sống dạng sợi, rất phổ biến trong môi trường đất và đá trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong vòng 1 tuần sau khi đưa mẫu vật vào bầu khí quyển của Trái đất, 11 vi khuẩn đã có mặt trên bề mặt của nó. Chỉ một tuần sau, số lượng những "kẻ định cư" đã tăng lên 147.

"Thật ngạc nhiên khi tìm thấy vi khuẩn trong mẫu đá ngoài hành tinh", Matthew Genge, trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, cho biết.

"Chúng tôi thường làm sạch các mẫu thiên thạch và vi khuẩn hiếm khi xuất hiện trên chúng. Tuy nhiên, chỉ cần một bào tử vi khuẩn là đủ để gây ra sự xâm chiếm".

Mặc dù những kết quả này không thực sự cho chúng ta biết bất cứ điều gì về sự sống ngoài Trái đất, nhưng nó cho thấy khả năng phát triển và sức chịu đựng của các dạng sống trên Trái đất, đặc biệt là vi sinh vật.

Những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với những tác động mà tàu vũ trụ, xe tự hành, hoặc các vật thể thám hiểm gây ra trên các hành tinh mà chúng ghé thăm.

"Vi sinh vật có thể dễ dàng chuyển hóa và tồn tại trên các vật liệu ngoài Trái đất", nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. "Điều này có thể mở ra những khám phá mới về ô nhiễm môi trường không gian. Nó cũng cho thấy các vi sinh vật trên cạn có khả năng xâm chiếm nhanh chóng".

Tàu vũ trụ Hayabusa2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6/2018. Tàu sau đó đã dành 1 năm để nghiên cứu tiểu hành tinh có đường kính khoảng 900 mét, trước khi đào qua lớp bề mặt của tiểu hành tinh này và lấy mẫu.

Mẫu vật "vô giá" này đã được trả về Trái đất vào tháng 12/2020, nhưng tới nay nhóm sứ mệnh vẫn tiếp tục nghiên cứu về nó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã tín hiệu lạ truyền tới Trái đất từ một ngôi sao chết

Giải mã tín hiệu lạ truyền tới Trái đất từ một ngôi sao chết

Bên trong một mạng lưới đang phát sáng mở rộng ra bên ngoài từ một vụ nổ lớn, một ngôi sao chết đang truyền đi các xung ánh sáng vô tuyến về phía Trái đất.

Đăng ngày: 29/11/2024
Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất

Phát hiện tia vũ trụ mạnh nhất từng ghi nhận, nguồn gốc có thể gần Trái đất

Các nhà khoa học vừa phát hiện những tia vũ trụ mạnh nhất từng được ghi nhận, có khả năng xuất phát từ các nguồn bí ẩn nằm tương đối gần Trái đất.

Đăng ngày: 28/11/2024
Thực hư dịch vụ lấy tên thần tượng đặt cho một

Thực hư dịch vụ lấy tên thần tượng đặt cho một "vì tinh tú"

Thực tế, chuyện bỏ tiền đặt tên cho các hành tinh chưa từng được công nhận.

Đăng ngày: 28/11/2024
Lộ diện siêu vật thể

Lộ diện siêu vật thể "giữa 2 thế giới" khiến NASA bối rối

Kính viễn vọng Hubble đã chụp được một vật thể mà các nhà khoa học không thể phân loại được, nằm cách chúng ta 54 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 28/11/2024
NASA chọn đối tác cùng khám phá mặt trăng Titan của sao Thổ

NASA chọn đối tác cùng khám phá mặt trăng Titan của sao Thổ

NASA đã công bố hợp đồng trị giá 256,6 triệu USD với SpaceX, trao cho công ty này trách nhiệm phóng tàu đổ bộ cánh quạt Dragonfly tới Titan - mặt trăng lớn nhất của sao Thổ.

Đăng ngày: 28/11/2024
Phát hiện

Phát hiện "mùi lạ" trên tàu vũ trụ chở hàng lên ISS

Các nhà du hành vũ trụ Nga trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phải đóng tạm thời một mô đun sau khi phát hiện "mùi lạ" từ tàu vũ trụ chở hàng Progress 90.

Đăng ngày: 28/11/2024
Mặt trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái đất

Mặt trời đẩy 3 vệ tinh rơi xuống khỏi quỹ đạo Trái đất

Đầu tháng 11, ba vệ tinh Australia lao xuống và cháy rụi trong khí quyển Trái đất do sự gia tăng hoạt động của Mặt trời.

Đăng ngày: 27/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News