Vì sao phụ nữ dễ bị đông máu?

Hormone estrogen hoặc béo phì và các yếu tố di truyền khác khiến phụ nữ trẻ có nguy cơ cao đông máu.

Sáu người bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson đều là nữ, tuổi từ 18 đến 48. Đa số trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ở châu Âu cũng là phụ nữ dưới 55 tuổi.

Theo Mary Cushman, giáo sư tại Cao đẳng Y thuộc Đại học Vermont, phụ nữ trẻ có nguy cơ gặp chứng rối loạn đông máu cao hơn dù họ có tiêm vaccine hay không. Nguyên nhân có thể là do nhóm này sử dụng thuốc tránh thai nhiều hơn hoặc dễ mang thai hơn.

Hormone estrogen có trong hầu hết các loại thuốc tránh thai và tăng lên trong quá trình mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu nhưng ở mức rất thấp, theo trường Cao đẳng Phụ khoa Mỹ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hormone này cũng ảnh hưởng tới phản ứng của các tế bào miễn dịch đối với vaccine cúm.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ước tính, mỗi năm trong số 10.000 phụ nữ dùng thuốc tránh thai, ba đến 9 người sẽ gặp chứng đông máu. Tỷ lệ này ở nhóm không có yếu tố nguy cơ là một đến 5 trên 10.000 người.

Vì sao phụ nữ dễ bị đông máu?
Một phụ nữ tiêm vaccine Johnson & Johnson tại Baldwin Hills Crenshaw Plaza ở Los Angeles. (Ảnh: Los Angeles Times).

Tuy nhiên, so sánh nguy cơ đông máu do vaccine với các biện pháp tránh thai có phần khập khiễng. Nhiều dữ liệu về mối quan hệ giữa việc tránh thai và căn bệnh này đã lỗi thời và thiếu sót. Ngoài ra, chứng đông máu kèm giảm tiểu cầu ở các trường hợp tiêm vaccine Johnson & Johnson khác với loại thường gặp ở người sử dụng thuốc tránh thai, theo bác sĩ Melanie Swift, đồng chủ tịch Nhóm công tác phân phối vaccine Covid-19 của Mayo Clinic.

Giáo sư Cushman cho biết béo phì và các yếu tố di truyền cũng có thể tăng nguy cơ đông máu. Vì vậy, hoạt động thể chất và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giảm thiểu rủi ro.

"Tập thể dục, giữ cân nặng ở mức hợp lý và ăn uống lành mạnh rất quan trọng. Nếu bạn bị béo phì hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần tìm hiểu những rủi ro, nhưng vẫn nên tiêm phòng", giáo sư Cushman khuyến cáo.

Bà cho biết Covid-19 cũng liên quan đến chứng đông máu gây tử vong. Do đó, vaccine sẽ ngăn ngừa bệnh đông máu nhờ khả năng phòng chống Covid-19. "Điều mấu chốt là lợi ích của vaccine trong việc phòng chống Covid-19 trở nặng vượt xa rủi ro từ tác dụng phụ hiếm gặp", Cushman nhấn mạnh.

Bác sĩ Swift chia sẻ: "Tôi mong người dân tin tưởng vào hệ thống giám sát an toàn vaccine của Mỹ. Chỉ sáu trường hợp gặp phản ứng bất lợi trong số hàng triệu người là một kỳ tích. Chúng ta không nên để vụ việc này trì hoãn quá trình tiêm chủng vì điều đó sẽ khiến nhiều người thiệt mạng do dịch bệnh".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao não bộ chúng ta thích giải quyết vấn đề bằng cách “thêm” chứ không phải “bớt”?

Vì sao não bộ chúng ta thích giải quyết vấn đề bằng cách “thêm” chứ không phải “bớt”?

Bạn đã bao giờ nhận thấy chúng ta thường thử nghiệm và giải quyết vấn đề bằng cách “thêm” nhiều hơn thay vì “bớt” đi?

Đăng ngày: 15/04/2021
Vì sao con đường Tần Thủy Hoàng xây dựng sau 2000 năm lại

Vì sao con đường Tần Thủy Hoàng xây dựng sau 2000 năm lại "không có một ngọn cỏ"?

Người xưa đã nung đất để làm đường?

Đăng ngày: 14/04/2021
Tại sao cánh tay bị đau khi tiêm chủng?

Tại sao cánh tay bị đau khi tiêm chủng?

Đau và phát ban là phản ứng bình thường khi mọi người tham gia tiêm chủng phòng Covid-19.

Đăng ngày: 13/04/2021
Vì sao bị cảm ăn súp gà rất

Vì sao bị cảm ăn súp gà rất "sướng"?

Khi đang khổ sở vì cảm lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được ai đó nấu cho ăn một bát súp gà nóng hổi.

Đăng ngày: 12/04/2021
Tại sao tập thể dục rất nhiều nhưng bạn vẫn không giảm cân được?

Tại sao tập thể dục rất nhiều nhưng bạn vẫn không giảm cân được?

Tưởng chừng tập thể dục có thể khiến bạn giảm cân nhanh hơn nhưng ít ai biết rằng, việc tập thể dục không khoa học có thể khiến bạn ăn nhiều hơn và phá hỏng mọi nỗ lực giảm cân ban đầu.

Đăng ngày: 12/04/2021
Vì sao chùy là vũ khí đáng sợ nhất châu Âu Trung cổ?

Vì sao chùy là vũ khí đáng sợ nhất châu Âu Trung cổ?

Sự ra đời của cái chùy đặc trưng châu Âu thời Trung cổ bắt nguồn từ một thực tế trên chiến trường là các hiệp sĩ thường sử dụng áo giáp dạng lưới...

Đăng ngày: 12/04/2021
Vì sao giấy bạc lấy từ trong lò nướng ra lại không bị nóng?

Vì sao giấy bạc lấy từ trong lò nướng ra lại không bị nóng?

Hãy thử đặt một miếng pizza vừa lấy trong ngăn đá tủ lạnh lên một tấm giấy bạc và đặt nó vào bên trong lò nướng. Bạn làm nóng nó lên khoảng một vài phút và lấy ra, đầy phô-mai béo ngậy và ngon lành.

Đăng ngày: 10/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News