Việc cần làm khi đi máy bay để tránh mắc Covid-19

Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khi đi máy bay, nếu hành khách đeo khẩu trang, nguy cơ mắc Covid-19 gần như bằng 0.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy cabin máy bay là một trong những không gian công cộng trong nhà an toàn nhất. Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 trên máy bay gần như bằng 0 nhờ hệ thống lọc không khí tiên tiến, hành khách đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng vệ cá nhân.

Tỷ lệ lây nhiễm trên máy bay

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Harvard, Mỹ, từ khi hãng hàng không bắt đầu áp dụng biện pháp phòng chống dịch theo tiêu chuẩn vào đầu năm 2020 đến nay, rất ít bằng chứng về sự lây truyền dịch bệnh trên máy bay.

Nghiên cứu cũng cho biết khi hệ thống thông gió "hiệu quả cao" theo tiêu chuẩn Mỹ được chạy liên tục từ thời điểm lên máy bay đến lúc hạ cánh, nguy cơ phơi nhiễm thấp hơn so với các hoạt động như mua sắm tại siêu thị hay ăn uống trong nhà hàng.

Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, ngay cả khi máy bay lấp kín hết chỗ ngồi, trung bình chỉ có 0,003% hạt không khí chứa mầm bệnh có thể xâm nhập vào vùng thở của hành khách ngồi và đeo khẩu trang.

Một nghiên cứu được thực hiện đầu năm nay cho thấy có cách để giảm số ca lây nhiễm trên máy bay xuống gần như bằng 0. Kết quả nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings vào ngày 1/9, đã qua bình duyệt, cho thấy xét nghiệm rRT-PCR âm tính trong 72 giờ giảm tỷ lệ nhiễm bệnh xuống 0,05%. Cứ 10.000 hành khách thì có 5 người nhiễm nCoV.

Cụ thể, gần 10.000 người trên 129 chuyến bay của hãng Delta Airlines đã trải qua nhiều cấp độ thử nghiệm Covid-19, từ đó phân tích cách thức để các chuyến bay an toàn hơn trong thời kỳ đại dịch.

Vào thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm bệnh ở Mỹ là 1,1%, nghĩa là cứ 10.000 người sẽ có 110 người mắc Covid-19.

Trong nghiên cứu này, hành khách từ New York và Atlanta bay đến Italy có kết quả xét nghiệm rRT-PCR âm tính trong 72 giờ trước chuyến bay, kèm theo test nhanh kháng nguyên trước khi khởi hành. Sau đó, họ được xét nghiệm lại test nhanh kháng nguyên khi hạ cánh, nếu âm tính sẽ không phải cách ly.

Việc cần làm khi đi máy bay để tránh mắc Covid-19
Hành khách từ Đà Nẵng đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). (Ảnh: Việt Linh).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số 9.853 hành khách có kết quả rRT-PCR âm tính trong 72 giờ. Khi đến sân bay, 4 trường hợp test nhanh kháng nguyên dương tính nên không được bay.

Trong số những người còn lại bay đến Italy, kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên khi máy bay hạ cánh có một hành khách dương tính.

Nhóm nghiên cứu cho rằng với tỷ lệ dương tính quá thấp như vậy, họ chỉ cần xét nghiệm rRT-PCR trong vòng 72 tiếng là đủ, không cần thêm bước này trước khi bay, đặc biệt hành khách tuân thủ đeo khẩu trang, đồng thời tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu này không phải với biến thể Delta.

Thực tế ở Mỹ, đa số hành khách không có kết quả xét nghiệm rRT-PCR trong vòng 72 tiếng, các hãng hàng không vẫn chấp nhận. Nhưng mỗi quốc gia lại có một quy định khác nhau do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra khuyến cáo, đặc biệt với hành khác nhập cảnh.

Ví dụ, Trung Quốc có quy định rất chặt. Đối với hành khách bay nội địa, các sân bay bắt buộc phải có xét nghiệm rRT-PCR âm tính trong vòng 48 giờ, một số nơi yêu cầu hành khách xuống phải làm thêm xét nghiệm rRT-PCR. Nếu tất cả âm tính, họ sẽ không phải cách ly.

Cách hạn chế lây nhiễm khi đi máy bay

Trước khi đặt chuyến bay:

Bạn không nên đặt vé máy bay trong các tình huống sau:

  • Đang trong thời gian cách ly tập trung, cách ly tại nhà hoặc theo dõi sức khỏe.
  • Đang gặp bất kỳ triệu chứng Covid-19 nào, ngay cả khi rất nhẹ.
  • Sống cùng gia đình hoặc tiếp xúc người có triệu chứng Covid-19 trong 14 ngày.

Đăng ký chuyến bay:

  • Nên đăng ký trực tuyến như đặt vé, check-in, tránh gặp mặt trực tiếp nhân viên, hạn chế tiếp xúc hành khách khác, giảm thời gian có mặt ở sân bay.
  • Nên ký gửi hành lý, hạn chế hành lý xách tay, giúp việc di chuyển lên hoặc xuống máy bay với tốc độ nhanh hơn.

Việc cần làm khi đi máy bay để tránh mắc Covid-19
Hành khách tại sân bay ở Đà Nẵng. (Ảnh: Phạm Ngôn).

Đến sân bay:

  • Tránh đi bộ trong sân bay.
  • Không hòa mình vào đám đông, luôn giữ khoảng cách với những gia đình khác càng xa càng tốt.
  • Tránh chạm vào các bề mặt trong sân bay.
  • Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong sân bay.

Lên máy bay:

  • Hạn chế đi lại trên máy bay, ngồi nhiều nhất có thể.
  • Không ồn ào nói chuyện.
  • Hạn chế ăn uống cùng thời điểm với những người bên cạnh đang ăn.

Các biện pháp phòng vệ cá nhân:

  • Đeo khẩu trang trong toàn bộ hành trình.
  • Hạn chế tiếp xúc xã hội (giữ khoảng cách 2 m với những người ngoài gia đình, giảm thiểu thời gian ở gần người khác, ngồi càng nhiều càng tốt).
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây, rửa tay sau khi chạm vào các bề mặt (ví dụ dùng xe đẩy hành lý) và khi đi vệ sinh.

Bài viết do bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cung cấp thông tin.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chó, mèo có thể lây Covid-19 sang người không?

Chó, mèo có thể lây Covid-19 sang người không?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với động vật, bao gồm cả thú nuôi, rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi chạm vào vật nuôi.

Đăng ngày: 11/10/2021
Biến thể

Biến thể "kháng vaccine" Mu đột nhiên biến mất như thế nào?

Biến thể Mu từng gây lo ngại vì khả năng kháng vaccine đã không còn được phát hiện ở bất cứ đâu trên thế giới trong hơn nửa tháng qua.

Đăng ngày: 08/10/2021
Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Các chuyên gia tại Mỹ phát hiện những người bị rối loạn sử dụng chất kích thích có nguy cơ cao mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine.

Đăng ngày: 08/10/2021
Phát hiện một biến chứng tiềm ẩn đáng sợ của Covid-19

Phát hiện một biến chứng tiềm ẩn đáng sợ của Covid-19

Một bệnh nhân Covid-19 ở Nhật Bản đã phát triển một hội chứng liên quan đến hậu môn sau khi nhiễm SARS-CoV-2, các nhà khoa học nước này viết trên một tạp chí khoa học.

Đăng ngày: 07/10/2021
Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir đặt theo tên cây búa Mjölnir của Thor mạnh cỡ nào?

Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir đặt theo tên cây búa Mjölnir của Thor mạnh cỡ nào?

Sự xuất hiện của một loại thuốc uống đơn giản như molnupiravir sẽ điền vào tất cả khoảng trống mà các phương pháp điều trị kể trên đang kể lại.

Đăng ngày: 06/10/2021
Phát hiện mới về kháng thể của vaccine Pfizer

Phát hiện mới về kháng thể của vaccine Pfizer

Nghiên cứu mới với quy mô lớn ở Mỹ cho thấy hai liều vaccine Pfizer có hiệu quả tới 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện trong ít nhất 6 tháng, với cả người mắc biến chủng Delta.

Đăng ngày: 06/10/2021
Phát hiện mới về kháng thể của F0 khỏi bệnh

Phát hiện mới về kháng thể của F0 khỏi bệnh

Nhóm chuyên gia tại Nhật Bản nhận thấy sau một năm, F0 khỏi Covid-19 vẫn có kháng thể chống lại nCoV. Đặc biệt, kháng thể này mạnh hơn nhiều lần sau khi họ được tiêm vaccine.

Đăng ngày: 05/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News