Xuất hiện 2 hành tinh y như trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao"
Không chỉ 1 mà đến 2 phiên bản đời thực của hành tinh giả tưởng Tatooine đã hiện ra quanh cặp sao BEBOP-1 cách chúng ta 1.320 năm ánh sáng.
Theo Live Science, một trong 2 hành tinh được phát hiện trước với các dấu hiệu ban đầu lộ ra từ năm 2020, được đặt tên là BEBOP-1b.
Trong khi đang cố tìm hiểu thêm về BEBOP-1b, nhóm khoa học gia dẫn dầu bởi tiến sĩ Matthew Standing từ Trường Vật lý và thiên văn thuộc Đại học Brimingham (Anh) đã vô tình nhận ra thêm một hành tinh thứ 2 trong hệ là BEBOP-1c.
Ảnh đồ họa mô tả cặp hành tinh giống hành tinh Tatooine trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao" - (Ảnh: Mark A. Garlick/Đại học Warwick)
Nó thuộc một nhóm hành tinh hiếm gọi là các "thế giới Tatooine", chỉ loại hành tinh giống như hành tinh Tatooine trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao" (Star Wars) - một hành tinh giả tưởng có đến 2 "mặt trời" chiếu sáng.
Có 15 hành tinh Tatooine được phát hiện trong thế giới thực, nhưng đây mới chỉ là lần thứ 2 người ta phát hiện ra một hệ gồm nhiều hành tinh Tatooine. Hầu hết các phát hiện trước đó là hành tinh đơn lẻ.
Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho biết họ đã ước tính được khối lượng của BEBOP-1c gấp khoảng 65 lần Trái đất, kích thước thì tương đương với sao Thổ. Kích thước trên cho thấy nó có khả năng cao là một hành tinh khí với mật độ khá thấp.
Trước đây, người ta từng tin rằng Tatooine rất khó hiện diện trong đời thực bởi khác với các ngôi sao đơn lẻ như Mặt Trời, các hệ sao đôi thường có tương tác hấp dẫn phức tạp, được cho là gây rắc rối cho các đĩa tiền hành tinh.
Tatooine đời thực đầu tiên được tìm thấy là Kepler-16b đã bắt đầu làm thay đổi suy nghĩ và các hệ nhiều hành tinh Tatooine như BEBOP-1 hay hệ được phát hiện trước đó là Kepler-47 đã khiến các nhà khoa học phải tin rằng còn rất nhiều thế giới như vậy ngoài kia.
Thậm chí năm 2021, các nhà khoa học còn phát hiện ra một hành tinh quay quanh GW Orionis, một bộ ba ngôi sao, tức hành tinh đó sẽ có tới 3 "mặt trời".
Chỉ trong thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà) đã có vô số hệ sao đôi, bao gồm nhiều cái đã được tìm thấy nhưng chưa quan sát được liệu quanh chúng có hành tinh hay không. Các nhà khoa học hy vọng các kính viễn vọng mạnh hơn trong tương lai sẽ giúp chứng minh "Tatooine" là một lớp hành tinh phong phú hơn tưởng tượng.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời
Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
