6 phi hành gia Trung Quốc có cuộc hội ngộ lịch sử trên không gian

Tối 29/11, tàu vũ trụ Thần Châu 15 đã được phóng thành công từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F.

Trên chuyến bay là 3 phi hành gia người Trung Quốc, sẽ góp mặt cùng 3 người khác để cùng nhau thực hiện sứ mệnh cuối trong kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.

Theo Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), tàu Thần Châu 15 đã kết nối thành công với trạm Thiên Cung vào rạng sáng 30/11.

Cuộc bổ sung nhân lực ngoài không gian được CGTN và CNBC ca ngợi là "lịch sử", khi phi hành đoàn gồm chỉ huy trưởng Fei Junlong và các đồng đội Deng Qingming và Zhang Lu đã hội ngộ cùng 3 phi hành gia Trung Quốc khác đang làm nhiệm vụ tại mô-đun lõi của Trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành việc bổ sung nhân sự và xoay tua ngay trong môi trường không trọng lực, qua đó có thể tạo tiền đề cho những sứ mệnh được thực hiện định kỳ sau này.


6 phi hành gia Trung Quốc có cuộc hội ngộ lịch sử trên không gian. (Ảnh: CCTV).

6 phi hành gia người Trung Quốc sẽ cùng nhau triển khai việc lắp đặt và vận hành các thiết bị liên quan đến nhiệm vụ không gian và thiết bị cả bên trong lẫn bên ngoài trạm trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Sau đó ít lâu, vào đầu tháng 12, các thành viên phi hành đoàn của sứ mệnh Thần Châu 14 sẽ chuẩn bị cho chuyến hành trình trở về nhà trên con tàu vừa cập bến Trạm vũ trụ.

Được biết, Thần Châu 15 là nhiệm vụ cuối cùng trong số 11 lần phóng được lên kế hoạch để xây dựng Trạm Thiên Cung và đưa nó vào hoạt động hoàn chỉnh. Lần đầu tiên Trung Quốc triển khai sứ mệnh phóng mô-đun lõi Thiên Cung là từ tháng 4/2021, chỉ chưa đầy 18 tháng trước.


Ảnh minh họa thiết kế của Trạm vũ trụ Thiên Cung. (Ảnh: CMSA).

Ji Qiming, người phát ngôn Cơ quan Vũ trụ có Người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết tổ hợp trạm vũ trụ Thiên Cung hiện đang ở trạng thái ổn định với tất cả các thiết bị hoạt động tốt và sẵn sàng cho việc tàu vũ trụ hạ cánh và bàn giao phi hành đoàn.

Dự kiến sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, trạm vũ trụ Thiên Cung dự kiến sẽ hoạt động trong khoảng 10 năm, sẽ là nơi ở của các sứ mệnh phi hành đoàn kéo dài khoảng 6 tháng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử - Gemini

Chòm sao Song tử nằm ở phía Đông Bắc của chòm Liệp hộ, đối chọi với chòm sao Kim ngưu nằm ở phía Tây dải Ngân hà. Đây là một trong 12 chòm sao Hoàng đạo. Trong chòm này có 2 ngôi sao sáng Song tử alpha (Trung Q

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Những cột đá nhọn kỳ lạ trên sao Hỏa

Robot tự hành Curiosity phát hiện những khối đá "gân guốc" hôm 15/5, theo hình ảnh gửi về Trái Đất.

Đăng ngày: 23/04/2025
NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

Ảnh chụp thiên hà Phantom, cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng, được NASA thu từ kính viễn vọng Hubble và James Webb.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News