Bí ẩn hiện tượng sao Hỏa "lắc lư" và "chao đảo"

Nghiên cứu trên tạp chí Geophysical Research Letters khẳng định hành tinh Đỏ đang lắc lư và chao đảo khi nó đang quay, vấn đề này khiến các nhà thiên văn học đau đầu vì chưa tìm ra lời giải.

Các nhà nghiên cứu cho biết các cực của sao Hỏa đang lang thang xa dần trục quay của hành tinh, di chuyển lệch tâm khoảng 10cm cứ sau 200 ngày hoặc lâu hơn.

Điều đó khiến sao Hỏa là hành tinh được biết đến thứ hai trong vũ trụ có hiện tượng này. Trái đất của chúng ta chính là hành tinh đầu tiên.

Bí ẩn hiện tượng sao Hỏa lắc lư và chao đảo
Đây là một hiệu ứng được nhìn thấy ở các hành tinh không tròn hoàn hảo.

Nhà khoa học Jack Lee cho biết sự chao đảo này có tên là hiện tượng "chao đảo Chandler", được đặt tên theo nhà thiên văn học Seth Carlo Chandler, người đã phát hiện ra hiện tượng kỳ lạ cách đây hơn một thế kỷ. Đây là một hiệu ứng được nhìn thấy ở các hành tinh không tròn hoàn hảo.

Trên Trái đất, sự dao động này rõ ràng hơn nhiều do các cực của hành tinh chúng ta đi lang thang cách trục quay của nó khoảng 9m, lắc lư theo hình tròn lặp lại cứ sau 433 ngày hoặc lâu hơn.

Sự chao đảo mạnh mẽ này có ảnh hưởng không đáng kể đến hành tinh của chúng ta, nhưng vẫn là một câu đố chưa có lời giải thực sự thuyết phục. Các nhà khoa học đã tính toán rằng sự chao đảo sẽ tự nhiên mất đi trong vòng một thế kỷ kể từ ngày xuất phát của nó, nhưng sự chao đảo hiện tại của hành tinh chúng ta còn diễn ra mạnh mẽ hơn thế nữa.

Một nghiên cứu năm 2001 đề xuất một giả thuyết cho rằng đó có lẽ là sự kết hợp của những thay đổi áp suất trong khí quyển và đại dương dường như đang kích thích sự chao đảo vĩnh viễn, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết.

Sự chao đảo của sao Hỏa cũng rất khó hiểu. Các tác giả của nghiên cứu mới đã phát hiện ra sự dao động bằng cách sử dụng 18 năm dữ liệu được thu thập bởi ba vệ tinh quay quanh Hành tinh Đỏ: Mars Odyssey, Mars Reconnaissance Orbiter và Mars Global Surveyor.

Nhóm nghiên cứu tính toán rằng sự thay đổi nhỏ này ở các cực sao Hỏa cũng sẽ tự giải quyết một cách tự nhiên, nhưng hiện tại dường như đang diễn ra mạnh mẽ. Không có đại dương, sao Hỏa và chuyển động xoay tròn của nó có thể bị chi phối bởi sự thay đổi áp suất khí quyển, nhưng cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ câu đố này.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Khuôn mặt cười" trên Hỏa Tinh đang tươi hơn

Hai bức ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ MRO của NASA trong khoảng thời gian 10 năm.

Đăng ngày: 25/01/2021
Bề mặt sao Hỏa dựng từ hàng ngàn hình ảnh độ phân giải 4K

Bề mặt sao Hỏa dựng từ hàng ngàn hình ảnh độ phân giải 4K

Từ những hình ảnh mà các robot tự hành khám phá sao Hỏa gửi về, NASA đã phục chế lại và ghép hàng ngàn tấm ảnh lại với nhau để tạo nên những hình ảnh panorama độ phân giải 4K về hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 20/01/2021
Elon Musk dự báo, cư dân trên sao Hỏa sẽ giao dịch bằng tiền mã hóa

Elon Musk dự báo, cư dân trên sao Hỏa sẽ giao dịch bằng tiền mã hóa

Liệu đây có phải lý do gần đây ông Musk quan tâm đến bitcoin?

Đăng ngày: 31/12/2020

"7 phút kinh hoàng" của robot NASA trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ đồ họa mô tả quá trình nguy hiểm mà robot nặng một tấn Perseverance phải vượt qua để đáp xuống sao Hỏa hôm 18/2.

Đăng ngày: 25/12/2020
Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ chụp hình thiên thần trên sao Hỏa

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chia sẻ ảnh chụp hình thiên thần ở Bán cầu nam của sao Hỏa kèm theo dấu vết của lốc bụi.

Đăng ngày: 22/12/2020
Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Muối cô đặc trong lòng đất trên sao Hỏa có thể là nguồn cung cấp ôxy

Nếu con người đến sao Hỏa, chúng ta có thể cần phải tạo ra một số tài nguyên quan trọng khi ở đó để tồn tại đủ lâu để khám phá và bổ sung cho chuyến hành trình dài trở về.

Đăng ngày: 04/12/2020
NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

NASA tìm thấy bằng chứng về trận “siêu lụt” trên sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm

Các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về những gợn sóng khổng lồ trong miệng núi lửa Gale tương tự như những gợn sóng trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News