Đài quan sát nặng 2 tấn của NASA lao thẳng xuống Thái Bình Dương

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận đài quan sát EUSO-2 của họ hiện đang nằm dưới đáy Thái Bình Dương, cùng với chiếc khinh khí cầu siêu áp suất mang nó bay lên trời chỉ vài ngày trước.

EUSO-2 là đài quan sát nặng 2 tấn được thiết kế để phát hiện các hạt tia vũ trụ mang năng lượng cực cao từ không gian giữa các thiên hà rơi qua bầu khí quyển Trái đất. Rất tiếc, nó không bao giờ có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Đài quan sát nặng 2 tấn của NASA lao thẳng xuống Thái Bình Dương
Đài quan sát EUSO-2 khi đang được di chuyển đến điểm phóng - (Ảnh: NASA).

Theo Space, NASA đã phóng khí cầu siêu áp suất mang EUSO-2 từ sân bay Wakana của New Zealand vào lúc 12 giờ 2 phút ngày 13-5 (giờ địa phương).

Thế nhưng không lâu sau đó, nhóm điều hành phát hiện khinh khí cầu khoa học này bị rò rỉ. Họ đã cố gắng khắc phục sự cố nhưng không thành công.

Nhiệm vụ đã bị kết thúc một cách đáng tiếc trên Thái Bình Dương vào lúc 12 giờ 45 phút ngày 15-5 (giờ địa phương).

Điều này có nghĩa là toàn bộ khinh khí cầu và đài quan sát nó mang theo lao thẳng xuống đại dương và khả năng cao là không có cách nào thu hồi hoặc sửa chữa.

NASA cho biết thêm họ không có kế hoạch phóng một đài quan sát tương tự khác trong năm nay.

"Đây là một kết thúc đáng tiếc cho sứ mệnh. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra nguyên nhân để cải tiến công nghệ khinh khí cầu siêu áp suất" - Giám đốc Chương trình khinh khí cầu khoa học của NASA Debbie Fairbrother nói.

Đài quan sát nặng 2 tấn của NASA lao thẳng xuống Thái Bình Dương
EUSO-2 và chiếc khinh khí cầu mang nó đang được chuẩn bị cho vụ phóng - (Ảnh: NASA).

Đây là vụ phóng khinh khí cầu siêu áp suất thứ 2 của NASA từ sân bay Wanaka. Chiếc đầu tiên mang một thiết bị khoa học khác được phóng vào ngày 16-4 và hiện vẫn đang bay, đang trong vòng quay thứ tư ở Nam bán cầu.

Khinh khí cầu trước mang theo SuperBIT, một kính thiên văn đo vật chất tối trong các cụm thiên hà.

Các đài quan sát mà khinh khí cầu siêu áp suất mang theo sẽ hoạt động trong tầng bình lưu, là tầng cao của bầu khí quyển Trái đất. Điều này sẽ giúp NASA tiết kiệm được rất nhiều so với việc phóng hẳn chúng lên quỹ đạo, vốn tiêu tốn vài ngàn USD cho mỗi pound (hơn 0,45 kg) trọng tải.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km

Trong 10 năm, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam bay hơn 53.000 vòng quanh Trái Đất và cung cấp gần 160.000 ảnh, phục vụ quản lý thiên tai, lập bản đồ và quy hoạch đô thị, quốc phòng an ninh.

Đăng ngày: 17/05/2023
Khám phá những bí mật bảo vệ Trái đất khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ

Khám phá những bí mật bảo vệ Trái đất khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ

Một phân tích mới về sự hỗn loạn trong hệ Mặt trời đã tiết lộ cách tránh va chạm giữa các hành tinh trong hàng tỷ năm.

Đăng ngày: 16/05/2023
UAE sẽ phóng tàu tới 7 tiểu hành tinh

UAE sẽ phóng tàu tới 7 tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ của UAE sẽ bay qua 6 tiểu hành tinh và đưa trạm đổ bộ xuống tiểu hành tinh thứ 7 rộng 53km.

Đăng ngày: 16/05/2023
Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc

Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc

Nhà chụp ảnh thiên văn Andrew McCarthy đã chụp được “GigaMoon”, hình ảnh Mặt trăng cực chi tiết lên đến 1,3 gigapixel, ghép từ 280.000 bức ảnh.

Đăng ngày: 16/05/2023
Bong bóng khổng lồ

Bong bóng khổng lồ "ký sinh" thiên hà chứa Trái đất

Một cấu trúc dạng bong bóng ma quái mang tên eROSITA gắn vào hai bên đĩa thiên hà chứa Trái Đất có thể không có nguồn gốc " quái vật" như suy nghĩ trước đây, mà ngược lại.

Đăng ngày: 15/05/2023
NASA tung

NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh

Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở " sân Sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.

Đăng ngày: 15/05/2023
Sao Thổ giành lại danh hiệu

Sao Thổ giành lại danh hiệu "vua mặt trăng" từ sao Mộc

Với 62 mặt trăng mới phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News