"Hộp bí mật" chứa mẫu vật Mặt trăng từ năm 1972 sắp được khai mở

Sau 50 năm, các nhà khoa học cuối cùng sẽ có cơ hội nghiên cứu các khí Mặt trăng thu được từ sứ mệnh Apollo 17.

Những người lập kế hoạch cho sứ mệnh Apollo từ cách đây hàng chục năm đã nhìn rất xa. Nhận thức được rằng các nhà khoa học trong tương lai sẽ có những công cụ tốt hơn và hiểu biết khoa học phong phú hơn, vì thế họ đã hạn chế mở một phần các mẫu vật lấy về từ trên Mặt trăng thông qua các sứ mệnh Apollo lịch sử. Và một trong những hộp đựng mẫu này, sau khi nằm yên vị trong 50 năm, giờ sẽ được mở ra.

Mẫu vật được đề cập ở trên đã được Gene Cernan thu thập vào năm 1972. Phi hành gia tham gia sứ mệnh Apollo 17 đã có được nó khi đang làm việc ở thung lũng Taurus-Littrow. Ông khi đó đã dùng búa để đập một cái ống dài 70 cm vào bề mặt để thu thập các mẫu đất và khí trên Mặt trăng.

Nửa dưới của chiếc hộp này đã được niêm phong trong khi Cernan vẫn ở trên Mặt trăng. Trở lại Trái đất, cái hộp được đặt trong một buồng chân không để đảm bảo an toàn. Được gọi là thùng chứa mẫu 73001 Apollo, nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Hộp bí mật chứa mẫu vật Mặt trăng từ năm 1972 sắp được khai mở
Dụng cụ này sẽ được sử dụng để mở hộp đựng mẫu vật.

Nhưng, đã đến lúc phải mở chiếc hộp này ra và điều tra món hàng hóa quý giá bên trong của nó, theo thông cáo báo chí của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

Họ hy vọng là các khí Mặt trăng có thể có bên trong, đặc biệt là hydro, heli và các loại khí nhẹ khác. Việc phân tích các khí này có thể giúp chúng ta hiểu thêm về địa chất Mặt trăng và làm sáng tỏ cách lưu trữ tốt nhất các mẫu vật trong tương lai, không chỉ trên Mặt trăng mà cho thậm chỉ cả sao Hỏa hay các hành tinh khác.

Và thậm chí những người lập kế hoạch cho sứ mệnh Apollo trên thực tế cũng không giải thích chính xác cách các nhà khoa học tương lai phải chiết xuất các loại khí giả định từ thùng kín chân không này ra sao. Nên nhiệm vụ đó hiện là trách nhiệm của Chương trình Phân tích Mẫu Thế hệ Tiếp theo của Apollo (viết tắt là ANGSA), đơn vị quản lý những kho báu chưa được chạm tới này. Trong trường hợp này, ANGSA đã giao nhiệm vụ cho Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, cùng một số tổ chức khác, tìm ra cách giải phóng số khí bị mắc kẹt này một cách an toàn. Sự kiện cũng đánh dấu lần đầu tiên ESA tham gia vào việc mở các mẫu được trả về từ chương trình Apollo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA tiết lộ âm thanh phía trên mặt trăng sao Mộc

Tàu NASA tiết lộ âm thanh phía trên mặt trăng sao Mộc

NASA hôm 17/12 công bố đoạn audio dài 50 giây do tàu quỹ đạo sao Mộc Juno ghi lại khi bay qua mặt trăng Ganymede.

Đăng ngày: 22/12/2021
Cực quang từng hiện ra ở xích đạo, một loài người bị xóa sổ

Cực quang từng hiện ra ở xích đạo, một loài người bị xóa sổ

41.000 năm trước, từ trường Trái đất từng bị gián đoạn, có thể liên quan đến sự tuyệt chủng của loài người cổ Neanderthals.

Đăng ngày: 21/12/2021
Vũ trụ bị thủng 4 lỗ, thủ phạm là lỗ đen

Vũ trụ bị thủng 4 lỗ, thủ phạm là lỗ đen "quái vật"

Các nhà khoa học đã tìm thấy 4 lỗ hổng khổng lồ tại trung tâm một cụm thiên hà nhờ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, có liên quan đến 1 cặp lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 20/12/2021
Thước phim tàu vũ trụ NASA lao vào Mặt Trời

Thước phim tàu vũ trụ NASA lao vào Mặt Trời

Trong chuyến tiếp cận tháng 8, tàu Parker lao qua khí quyển Mặt Trời, ghi lại những hình ảnh thoáng qua của các hành tinh như sao Hỏa, Trái Đất.

Đăng ngày: 19/12/2021
Phát hiện hàng loạt

Phát hiện hàng loạt "cánh tay hóa thạch" của dải Ngân Hà

Bản đồ mới về thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) đã tiết lộ hàng loạt cấu trúc lạ trông như những cánh tay, cổ xưa và là tàn tích của những sự kiện dữ dội.

Đăng ngày: 18/12/2021
Tên lửa Trung Quốc phóng hỏng làm mất hai vệ tinh

Tên lửa Trung Quốc phóng hỏng làm mất hai vệ tinh

Tên lửa nhiên liệu rắn Khoái Châu 1A phóng hỏng sau khi cất cánh vào tối ngày 12/12, làm mất hai vệ tinh thương mại dùng để thử nghiệm tăng cường định vị cho xe tự lái.

Đăng ngày: 17/12/2021
Kính viễn vọng nhạy nhất thế giới sau 4 năm khám phá không gian

Kính viễn vọng nhạy nhất thế giới sau 4 năm khám phá không gian

Với độ nhạy cực cao, kính viễn vọng vô tuyến FAST đã giúp các nhà khoa học phát hiện một số lượng lớn sao xung và tính hiệu vô tuyến.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News