Lộ diện quái vật đại dương hung dữ kinh hoàng, săn mồi "nhanh như chớp" 80 triệu năm trước
Quái vật biển hung dữ sống cách đây 80 triệu năm đã được các nhà cổ sinh vật học phát hiện.
Jormungandrwalhallaensis là một loài thương long, một nhóm lớn các loài bò sát đã tuyệt chủng cai trị các đại dương từ khoảng 82 đến 66 triệu năm trước.
Đánh giá về hình dạng và kích thước của hài cốt hóa thạch, các nhà nghiên cứu ước tính nó dài khoảng 7 mét (24 feet) từ mõm đến đuôi, tương đương với kích thước của một con cá kình đực. Đặc điểm của loài này là "lông mày giận dữ" với một đường gờ xương trên hộp sọ cùng với một cái đuôi tương đối ngắn.
Loài này có lẽ là tiền thân của Mosasaurus vĩ đại.
Amelia Zietlow, tác giả chính của nghiên cứu và là nghiên cứu sinh tiến sĩ về sinh học so sánh tại Trường sau đại học Richard Gilder của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.
Mẫu vật được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2015 ở Bắc Dakota bao gồm hộp sọ, hàm, cột sống cổ và một số đốt sống gần như hoàn chỉnh.
Một nghiên cứu mới về hài cốt cho thấy đây là một ví dụ đặc biệt thú vị vì nó là sự kết hợp các đặc điểm được thấy ở hai loài thương long nổi tiếng khác gồm: Clidastes, một dạng thương long nhỏ và nguyên thủy hơn và Mosasaurus, một thành viên khổng lồ trong loài này có thể dài tới hơn 15 mét (50 feet).
J. walhallaensisđã bơi qua các đại dương khoảng 80 triệu năm trước vào cuối kỷ Phấn trắng. Vào thời điểm này, mực nước biển dâng cao và phần lớn châu Phi bị ngập lụt, đại dương đã kéo vùng nước đáy giàu dinh dưỡng lên bề mặt, tạo ra một hệ sinh thái biển thịnh vượng và là điều kiện hoàn hảo để trở thành kẻ săn mồi đỉnh cao của biển. Mosasaur bùng nổ trong thời gian này cho đến khi chúng bị tiêu diệt khoảng 66 triệu năm trước, trong cùng một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đã quét sạch loài khủng long.
Zietlow cho biết: “Khi những loài động vật này tiến hóa thành những con quái vật biển khổng lồ, chúng liên tục thực hiện những thay đổi. Công việc này giúp chúng tôi tiến một bước gần hơn đến việc hiểu tất cả các dạng khác nhau này có liên quan với nhau như thế nào”.
Niên đại của mẫu vật và giải phẫu của nó cho thấy, loài này có lẽ là tiền thân của Mosasaurus vĩ đại. Tuy nhiên, chương lịch sử về thương long còn khá mơ hồ nên các nhà nghiên cứu hy vọng rằng J. walhallaensiscó thể sẽ lý giải được những thắc mắc.
Đồng tác giả Clint Boyd từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Bắc Dakota cho biết thêm: “Hóa thạch có niên đại địa chất ở Hoa Kỳ mà chúng tôi không thực sự hiểu rõ. Chúng ta càng có thêm nhiều thông tin về mốc địa lý và thời gian thì càng có thể hiểu rõ hơn về những sinh vật này”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bản tin của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
