Manh mối mới về mộ chôn pháp sư và đứa trẻ sơ sinh khoảng 9.000 năm trước

Một phân tích di truyền mang lại cái nhìn mới về danh tính của một người săn bắn hái lượm thời Mesolithic đã chết cách đây 9.000 năm.

Năm 1934, các công nhân ở Đức phát hiện ra ngôi mộ đôi của một người phụ nữ được đặt trong tư thế ngồi với một đứa trẻ sơ sinh ở giữa hai chân. Do có quá nhiều đồ vật xung quanh hai người, các nhà khảo cổ kết luận rằng, người phụ nữ có thể là một pháp sư đã chết khoảng 9.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới. Tuy nhiên, danh tính thực sự và mối quan hệ của cô với đứa trẻ vẫn còn là một bí ẩn.

Manh mối mới về mộ chôn pháp sư và đứa trẻ sơ sinh khoảng 9.000 năm trước
Một phần của cuộc triển lãm tại Bảo tàng Tiền sử Bang ở Halle (Saale) ở Đức về ngôi mộ kép. (Nguồn hình ảnh: LDA Sachsen-Anhalt, Juraj Lipták)

Giờ đây, nghiên cứu di truyền mới đã tiết lộ một manh mối mới: Pháp sư được chôn cất ở Bad Dürrenberg, một thị trấn ở miền đông nước Đức, không phải là mẹ của đứa trẻ mà là họ hàng cách nhau bốn đến năm thế hệ.

Đồng tác giả bài báo Wolfgang Haak, trưởng nhóm Khoa Di truyền học tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức, cho biết: “Chúng tôi đã giải trình tự toàn bộ bộ gien của người phụ nữ sống khoảng 9.000 năm trước này. Người phụ nữ thời kỳ đồ đá mới này đến từ Bad Dürrenberg mang một đặc điểm di truyền đặc trưng của những người săn bắn hái lượm Tây Âu".

Một phân tích cho thấy, người phụ nữ này khoảng 30 đến 40 tuổi khi chết, có thân hình mảnh mai và cao khoảng 1,55m.

Haak nói: “Cô ấy có mái tóc và màu da sẫm hơn so với người châu Âu thời hiện đại, và rất có thể là đôi mắt xanh nhạt hơn. Những đặc điểm này phổ biến ở những người săn bắn hái lượm Tây Âu”.

Các nhà nghiên cứu cũng biết được rằng, người phụ nữ này bị mất cơ ở chi dưới và mạch máu phát triển bất thường trong hộp sọ.

Đồng tác giả bài báo Jörg Orschiedt, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Tự do Berlin, Đức, cho biết: “Xương cho thấy rất ít hoặc không có sự gắn kết cơ rõ rệt, không giống như nhiều hài cốt của con người từ thời kỳ đồ đá mới. Tuy nhiên, người phụ nữ này không bị khuyết tật hoặc bị hạn chế về mặt thể chất dưới bất kỳ hình thức nào".

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy một dị thường giải phẫu rất hiếm gặp ở đáy hộp sọ của người phụ nữ có thể dẫn đến chèn ép động mạch đốt sống ở một vị trí nhất định. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng thần kinh nhẹ. Hậu quả có thể xảy ra là rung giật nhãn cầu. Điều này có lẽ đã ảnh hưởng đến địa vị pháp sư của người phụ nữ này.

Phân tích di truyền kết luận rằng, đứa trẻ chôn cùng có quan hệ họ hàng với người phụ nữ, nhưng cách nhau vài thế hệ.

Haak nói: “Điều này có nghĩa là hai người không phải là mẹ con như giả thuyết. Có thể người phụ nữ là bà cố của cậu bé và cậu bé được chôn thêm vào mộ của tổ tiên nhiều thập kỷ sau đó. Cũng có thể cả hai có họ hàng xa (và cả hai đều có chung tổ tiên từ hai đến ba thế hệ trước)".

Mặc dù phát hiện này được tìm thấy từ những năm 1930, nhưng nghiên cứu mới này đóng góp nhiều chi tiết mới với sự liên quan đến thời kỳ đồ đá mới và vẽ ra một bức tranh chi tiết hơn về các nhóm săn bắn hái lượm cuối cùng ở châu Âu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hang động bị phong ấn trong 16.000 năm, chứa đựng kho báu khảo cổ quý giá

Hang động bị phong ấn trong 16.000 năm, chứa đựng kho báu khảo cổ quý giá

Khi phát hiện hang động La Garma (Tây Ban Nha), các nhà khảo cổ học cảm nhận nơi này như thể vừa bị bỏ hoang.

Đăng ngày: 14/12/2023
Pháo đài cổ xưa nhất thế giới lộ diện giữa “vùng bí ẩn” nước Nga

Pháo đài cổ xưa nhất thế giới lộ diện giữa “vùng bí ẩn” nước Nga

Nhóm khảo cổ Nga - Đức đã tìm thấy một hệ thống pháo đài 8.000 tuổi " không thể tin nổi" ẩn mình ở hoang mạc kỳ thú Siberia của Nga.

Đăng ngày: 13/12/2023
Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000kg vật thể

Đào móng ở công trường, công nhân phát hiện hơn 2.000kg vật thể "xâu thành chuỗi" màu xanh lục

Hóa ra, những vật thể lạ mà những công nhân này tìm thấy chính là “kho báu” vô cùng giá trị.

Đăng ngày: 12/12/2023
Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa

Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa

Vương quốc du mục Hung Nô đã kiểm soát vùng đất mênh mông và gây sức ép lớn lên Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ.

Đăng ngày: 12/12/2023
Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura

Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura

Hộp sọ của một con quái vật biển khổng lồ được xác định thuộc về loài Pliosaur, đã được khai quật trong một khám phá gần đây trên lưng chừng vách đá dựng đứng cao 15 m ở Dorset, Anh.

Đăng ngày: 12/12/2023
Trung Quốc giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Trung Quốc giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã giải mã 5 tài liệu được ghi trên các thanh tre có niên đại từ thời Chiến Quốc hơn 2.000 năm trước.

Đăng ngày: 12/12/2023
Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng

Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng "vữa sống"

Tưởng chừng như mong manh nhưng một lớp " vỏ sinh học" bí ẩn chính là thứ giúp Vạn Lý Trường Thành bất biến trước thời gian.

Đăng ngày: 11/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News