“Mặt trăng thứ hai” bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái đất?

Những cấu trúc khổng lồ trông như 2 lục địa ngầm vươn lên từ lõi Trái đất, gây hoang mang trong giới khoa học nhiều năm qua, có thể là vàng và bạch kim cổ đại từ "Mặt trăng thứ hai".

Theo Live Science, một nghiên cứu mới đã liên kết hai "đốm màu" khổng lồ trong bản đồ lập thể địa cầu với một vụ va chạm không gian cổ xưa, trong đó một hoặc nhiều vật thể to như Mặt trăng, đầy vàng và bạch kim, đâm thẳng vào Trái đất.

Điều này cũng giải thích sự hiện hữu của các kim loại quý này trên thế giới của chúng ta, với chỉ một phần nhỏ đã được con người khai thác trên bề mặt.


Một hoặc vài vật thể to cỡ Mặt trăng đã lao vào Trái đất sơ khai, để lại dấu vết là hai "lục địa" bí ẩn dưới đáy của lớp phủ - (Ảnh minh họa từ Live Science).

"Các tác động này có thể tạo ra những khu vực quy mô lớn có mật độ dày đặc hơn một chút so với với vật liệu của hành tinh" - đồng tác giả Simone Marchi từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI - Mỹ) cho biết.

Các vật thể không gian to như Mặt trăng, với một số cái khác nhỏ hơn, đã mang theo vàng, bạch kim, paladi và nhiều nguyên tố quý khác đến Trái đất với một khối lượng đồi dào.

Với mật độ dày đặc trong các vật thể đó, các kim loại rất nặng này đã kéo vùng dày đặc mà tác động tạo nên chìm dần xuống lòng hành tinh.

Theo mô hình của các nhà nghiên cứu SwRI, khu vực dày đặc mà các vật thể không gian tạo thành ban đầu có hình dạng một đại dương magma khác với magma của Trái đất. Đại dương này bao gồm đá nửa rắn nửa nóng chảy.

Các kim loại quý dần thẩm thấu vào vùng nửa nóng chảy, lan tỏa ra xung quanh. Do bị hòa trộn, không còn nguyên chất nên thay vì thẩm thấu vào lõi, kim loại này sẽ cùng với vật chất mà chúng trộn lẫn ngự trị ở khu vực mà chúng ta tìm thấy các "lục địa ngầm" bí ẩn ngày nay.

Bài công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences cũng mô tả lại đoạn lịch sử hàng tỉ năm đối lưu, khi đó kim loại bị khuấy trộn trong lớp phủ, một phần đã được đưa lên bề mặt, mắc kẹt trong lớp vỏ, chính là những mỏ vàng, bạch kim, paladi… quý giá mà con người khai thác ngày nay.

Kết quả nghiên cứu đem lại lời giải thích thú vị khác cho "vùng vận tốc cực thấp" - một bên dưới châu Phi, một bên dưới Thái Bình Dương - vẫn hay được gọi là "đốm màu" hay "lục địa ngầm" nói trên.

Các khu vực này được phát hiện khi nhiều nghiên cứu nhận thấy sóng địa chấn đi qua các khu vực này bị chậm lại, chứng tỏ có thứ gì dị biệt, dày đặc hơn trong lõi lớp phủ.

Một giả thuyết được ủng hộ khác cho rằng đó chính là tàn tích của Theia, một hành tinh giả thuyết to bằng sao Hỏa, đã đâm vào địa cầu sơ khai 5,4 tỉ năm trước, khiến vật chất của cả hai hòa trộn lại, tạo nên Trái đất và Mặt trăng ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét

Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

Đăng ngày: 30/03/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ  mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News