NASA làm gì để khắc phục sự cố rò rỉ trên ISS?

Việc khắc phục sự cố rò rỉ của ISS vẫn đang được tiến hành, trong đó NASA và Nga hiện đã xác định được 50 "khu vực đáng lo ngại" và bốn vết nứt.

Vụ rò rỉ hệ thống làm mát dự phòng đã diễn ra từ năm 2019 tại phân khu Nga của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và là trọng tâm của một báo cáo mới từ Văn phòng Tổng thanh tra (OIG) của NASA được công bố vào tháng 9.

Các viên chức NASA, phát biểu trên tờ Washington Post, họ đang theo dõi 4 vết nứt và 50 "khu vực đáng lo ngại" khác trên ISS. Các vết nứt "đều đã được Roscosmos che phủ bằng hỗn hợp keo dán và miếng vá", NASA lưu ý và việc sửa chữa vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, khu vực rò rỉ là rủi ro cao nhất, ở mức 5 trên thang điểm 5, trong các đánh giá rủi ro nội bộ của NASA.


Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Các phi hành gia của NASA cũng ở lại khu phức hợp quỹ đạo thuộc Mỹ để gần với các phương tiện thoát hiểm của họ, trong trường hợp cần phải sơ tán. Tuy nhiên, NASA đã nhiều lần nhấn mạnh rằng vụ rò rỉ không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào đối với các phi hành gia.

Vụ rò rỉ đã diễn ra trong 5 năm và các bản vá đã được tiến hành kể từ khi phát hiện lần đầu tiên. Các quan chức cơ quan đã lưu ý rằng, công việc sửa chữa đã giảm lượng rò rỉ lớn được quan sát thấy xuống khoảng một phần ba.

ISS được cho là sẽ tồn tại đến năm 2030 để phục vụ nhu cầu nhân sự của NASA và cũng để cung cấp nghiên cứu quỹ đạo Trái đất thấp thương mại.

SpaceX đã được giao nhiệm vụ chế tạo một tàu vũ trụ loại Dragon lớn để đưa ISS ra khỏi quỹ đạo, theo một hợp đồng với NASA vào đầu năm nay. OIG tuyên bố sẽ tìm hiểu thêm về lịch trình, chi phí và rủi ro liên quan đến phương tiện mới và kế hoạch đưa ra khỏi quỹ đạo.

ISS là một tổ hợp công trình quốc tế gồm bảy modul, dài 109 m, hoạt động trên quỹ đạo thấp của Trái đất. Trạm vũ trụ bao gồm một bệ nặng 460 tấn, có phi hành đoàn thường trực, quay quanh quỹ đạo cách Trái đất hơn 400 km. Nó lớn gấp bốn lần trạm vũ trụ Mir của Nga và lớn gấp năm lần Skylab của Mỹ.

Việc xây dựng trạm ISS được bắt đầu vào năm 1998 và kéo dài cho đến khi hoàn thành vào năm 2011 với sự tham gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Canada.

Vào thời điểm trạm được lên kế hoạch xây dựng, NASA và các đối tác ban đầu dự kiến khai thác ISS trong vòng 15 năm. Song, thời gian sử dụng trạm đã kéo dài hơn dự kiến và tới nay, trạm vũ trụ này vẫn được sử dụng để làm nơi thực hiện các nghiên cứu khoa học.

Đến nay, trạm vũ trụ vẫn là thành quả lớn nhất của nỗ lực hợp tác toàn cầu, với 273 người từ 21 quốc gia đã đến thăm phòng thí nghiệm trên trạm, hàng nghìn công trình nghiên cứu được thực hiện, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.

NASA gần đây thông báo Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), đã hoạt động trên quỹ đạo được 25 năm, sẽ chính thức ngừng hoạt động vào năm 2031, và sẽ được cư trú ở Point Nemo.

Nằm ở phía nam đảo Phục Sinh và phía bắc Nam Cực, Point Nemo còn được gọi là "nơi cô đơn nhất trên Trái đất", "cực không thể tiếp cận". Nó xa đến mức phải mất nhiều ngày vượt qua 2.700km đại dương để đến mảnh đất gần nhất.

Đại dương ở Point Nemo sâu hơn 4.000m. Tên của nó được đặt theo tên thuyền trưởng Nemo nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của đại văn hào Pháp Jules Verne.

Kể từ những năm 1970, các chương trình không gian toàn cầu đã đưa gần 300 tàu vũ trụ ngừng hoạt động, bao gồm cả trạm vũ trụ và vệ tinh, xuống đại dương tại Point Nemo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới

Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

NASA nhận được tín hiệu liên lạc từ tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

Sau thời gian dài trục trặc liên lạc với tàu Voyager 1, NASA lần đầu tiên thu được tín hiệu có ý nghĩa từ tàu vũ trụ đang bay trong không gian liên sao.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News