NASA lắp kính viễn vọng có tầm nhìn rộng gấp 100 lần Hubble

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã hoàn tất lắp đặt gương chính của kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman, dự kiến phóng vào năm 2025.

Gương chính của Roman mặc dù có cùng kích thước với gương chính của kính viễn vọng Hubble (rộng 2,4 m) nhưng chỉ nhẹ bằng 1/4 và cung cấp trường quan sát rộng gấp 100 lần nhờ những cải tiến lớn về công nghệ. Thiết bị sẽ cho phép các nhà thiên văn học nhìn xuyên qua lớp khí bụi và khoảng không - thời gian rộng lớn để khám phá vũ trụ bằng ánh sáng hồng ngoại, thứ mà mắt người không thể nhìn thấy.

NASA lắp kính viễn vọng có tầm nhìn rộng gấp 100 lần Hubble
NASA đã lắp đặt xong gương chinh của kính viễn vọng Nancy Grace Roman. (Ảnh: NASA).

"Việc hoàn tất lắp đặt gương chính của kính viễn vọng là một cột mốc thú vị. Trong môi trường đầy thách thức hiện tại do dịch bệnh, mỗi chuyên gia trong nhóm của chúng tôi đảm nhận một phần việc riêng", Scott Smith, Giám đốc dự án kính viễn vọng Roman tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA, chia sẻ.

Nhiệm vụ của gương chính là truyền ánh sáng đến hai công cụ khoa học của Roman, bao gồm công cụ trường rộng (WFI) và Coronagraph. WFI về cơ bản là một máy ảnh khổng lồ cung cấp tầm nhìn rộng gấp 100 lần kính Hubble với độ phân giải lên tới 300 megapixel. Công cụ sẽ cho phép các nhà khoa học lập bản đồ cấu trúc và sự phân bố của vật chất tối vô hình, nghiên cứu các hệ hành tinh quay xung quanh ngôi sao xa xôi, hay khám phá quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Công cụ Coronagraph trong khi đó có nhiệm vụ loại bỏ ánh sáng chói lóa của ngôi sao, cho phép các nhà thiên văn học quan sát trực tiếp hình ảnh của các hành tinh quay xung quanh nó. Nếu công nghệ Coronagraph hoạt động đúng như kỳ vọng, kính Roman có thể nhìn thấy các hành tinh mờ nhạt gấp một tỷ lần so với Mặt trời của chúng ta.

NASA lắp kính viễn vọng có tầm nhìn rộng gấp 100 lần Hubble
Kính viễn vọng Roman có trường quan sát rộng gấp 100 lần kính Hubble. (Ảnh: Scitech Daily).

Do sẽ trải qua một loạt sự thay đổi nhiệt độ từ quá trình sản xuất, thử nghiệm trên Trái đất đến khi hoạt động ngoài không gian, gương chính của kính viễn vọng Roman được làm từ một loại kính có độ giãn nở cực thấp. Nó cũng được trang bị cấu trúc giá đỡ đặc biệt để giảm độ uốn, cho phép bảo toàn chất lượng quan sát.

Quá trình lắp đặt gương chính đã kéo dài lâu hơn dự kiến do dự án được chuyển từ Văn phóng Trinh sát Quốc gia Mỹ đến NASA. Nhóm nghiên cứu đã phải sửa đổi hình dạng và bề mặt của gương để đáp ứng các mục tiêu khoa học của Roman.

Gương mới được bổ sung một lớp phủ bạc mỏng chưa đến 400 nanomet, bằng 1/200 lần sợi tóc người, cho phép kính viễn vọng phản xạ ánh sáng cận hồng ngoại tốt hơn. Trong khi đó, gương chính của kính Hubble được phủ nhôm và magie florua để tối ưu hóa khả năng phản xạ ánh sáng có thể nhìn thấy và tia cực tím.

Gương chính của Roman được đánh bóng tinh xảo đến mức vết lồi lõm trung bình trên bề mặt của nó chỉ cao 1,2 nanomet. Điều đó có nghĩa là nếu tấm gương được phóng to tới kích thước của Trái đất, những vết lồi của nó chỉ cao 0,6 cm.

"Vì bề mặt gương nhẵn hơn nhiều so với yêu cầu, nó sẽ mang lại lợi ích khoa học lớn hơn. Gương chính của kính viễn vọng đã hoàn thành nhưng công việc của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi rất vui khi thấy sứ mệnh này được khởi động và háo hức chờ ngày thiết bị được phóng vào không gian để khám phá những điều kỳ diệu", Smith nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ công suất 50 megawatt

Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ công suất 50 megawatt

Thiết kế lò phản ứng mini của công ty NuScale được cấp chứng nhận an toàn và có thể đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Đăng ngày: 04/09/2020
Khám phá báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ đại

Khám phá báu vật kiến trúc của người Ai Cập cổ đại

Không chỉ đơn giản là đo mực nước, các công trình này có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.

Đăng ngày: 23/08/2020
Kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị vỡ

Kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị vỡ

Sự cố đứt cáp tại Đài quan sát Arecibo khiến kính viễn vọng vô tuyến lớn thứ 2 thế giới bị hư hỏng nghiêm trọng.

Đăng ngày: 13/08/2020
Hy Lạp tận dụng xác tàu đắm cổ làm bảo tàng dưới nước đầu tiên

Hy Lạp tận dụng xác tàu đắm cổ làm bảo tàng dưới nước đầu tiên

Hy Lạp đã khánh thành bảo tàng dưới nước đầu tiên tại vị trí của một con tàu đắm ngoài khơi đảo Peristera.

Đăng ngày: 08/08/2020

"Mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới đã bắt đầu được lắp ráp

Dự kiến quá trình lắp ráp này sẽ kéo dài 5 năm, đánh dấu dự án nhiệt hạch hạt nhân lớn nhất trong lịch sử loài người đã bước sang giai đoạn mới.

Đăng ngày: 04/08/2020
Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan

Căn hầm hạt giống toàn cầu của loài người đối mặt với nguy cơ tiêu tan

Sự nóng lên toàn cầu ở Bắc Cực đang diễn ra nhanh gấp đôi so với phần còn lại của hành tinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).

Đăng ngày: 30/07/2020
Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Đăng ngày: 29/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News