NASA mời sinh viên tìm giải pháp xử lý bụi Mặt trăng

Để thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng, NASA đang tìm cách bảo vệ các phi hành gia và thiết bị khỏi mây bụi khi hạ cánh.


Mô phỏng bụi Mặt trăng khi tàu vũ trụ hạ cánh.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các đối tác trong ngành đang phát triển hệ thống phóng để đưa con người trở lại Mặt trăng trong chương trình Artemis. Tuy nhiên, những đám mây bụi dày đặc xuất hiện trên bề mặt khi tàu vũ trụ hạ cánh đặt ra một thách thức cho các cuộc thám hiểm như vậy.

Bụi Mặt trăng, bao gồm các hạt nhỏ, có thể ảnh hưởng đến bộ đồ du hành vũ trụ, máy móc và thiết bị khoa học, gây hư hỏng về lâu dài. Một rắc rối nhỏ như vậy cũng có thể đe dọa sức khỏe của phi hành gia. Để ngăn ngừa điều này, NASA đang tìm kiếm ý tưởng từ sinh viên đại học về các giải pháp giảm thiểu bụi Mặt trăng khi hạ cánh, Interesting Engineering hôm 31/3 đưa tin.

Sáng kiến mang tên Thử thách Tàu đổ bộ có phi hành đoàn (HuLC) mời các sinh viên nghiên cứu cách điều chỉnh hiệu ứng mây bụi - quá trình mà trong đó một đám mây bụi bị khuấy động bởi tàu vũ trụ khi động cơ được kích hoạt để cung cấp lực đẩy giúp tiếp đất nhẹ nhàng.


(Đồ họa: AFP)

Vì bề mặt của Mặt trăng được bao phủ bởi một vật liệu dạng hạt, gọi là regolith hay lớp đất mặt, nên chúng dễ dàng bị thổi bay vào không trung trong quá trình cất và hạ cánh của nhiều phương tiện không gian khác nhau. Do đó, việc điều chỉnh hiệu ứng mây bụi có tầm quan trọng hàng đầu đối với NASA để tiếp cận bề mặt Mặt trăng an toàn.

NASA kỳ vọng sinh viên từ các trường đại học được công nhận ở Mỹ có thể nghĩ ra giải pháp sáng tạo cấp hệ thống để giảm thiểu và kiểm soát tác động của bụi đối với hệ thống thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.

"Các ý tưởng nên tập trung vào sự phát triển của tấm chắn bụi, tạo ra thiết bị để kiểm soát tương tác trên bề mặt của bụi, tìm cách nhìn xuyên qua đám mây bụi khi hạ cánh hoặc theo dõi bụi trong quá trình bay lên", cơ quan này cho biết.

Tối đa 12 nhóm sinh viên sẽ lọt vào danh sách rút gọn để tham gia Diễn đàn HuLC dự kiến khai mạc vào tháng 6/2024 tại Alabama. Khoản tài trợ 7.000 USD sẽ được cấp cho mỗi nhóm để phát triển bất kỳ mô hình hoặc nguyên mẫu thiết kế nào có liên quan. Tổng số tiền thưởng trị giá 18.000 USD sẽ được chia cho ba đội top đầu, trong đó giải nhất trị giá 10.000 USD.

Sáng kiến HuLC được tài trợ bởi Chương trình Hệ thống Đổ bộ có phi hành đoàn của NASA, trong khi các hoạt động được thực hiện bởi Viện Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News