NASA ra mắt vị chỉ huy sắp tiến vào vũ trụ: Không phải con người!

Trong hình ảnh của NASA, Moonikin Campus đã mặc xong bộ quần áo phi hành gia màu cam, là trang phục mới được thiết kế riêng cho sứ mệnh Mặt trăng mới.

Theo tờ Space, Moonikin Campus sẽ là phi hành gia ngồi ghế chỉ huy của tàu vũ trụ Orion, thứ sẽ được đặt lên đỉnh Hệ thống phóng Không gian (SLS) - một siêu tên lửa mới của NASA - để thực hiện sứ mệnh Artemis 1 quanh Mặt trăng.


Vị chỉ huy Moonikin Campus mới của NASA - (Ảnh: NASA)

Điều bất thường duy nhất, đó là Moonikin Campus... không phải con người.

Anh ta là một hình nộm có kích thước y hệt con người và mang rất nhiều cảm biến trên cơ thể, với nhiệm vụ chính là thu thập những dữ liệu quan trọng về tác động của chuyến đi đối với cơ thể người.

Đây là lần đầu tiên NASA thử nghiệm phóng tàu vũ trụ bằng tên lửa SLS với một nhiệm vụ nhiều khác biệt so với các nhiệm vụ Mặt trăng trước đó, nên họ cần thử nghiệm để đảm bảo cho Artemis 2 vào năm 2024 và Artemis 3 sau đó. Hai sứ mệnh 2 và 3 sẽ có người thật, trong đó một cái sẽ là chuyến bay vòng quanh Mặt trăng, cái thứ 2 là nhiệm vụ đổ bộ.

"Moonikin Campus sẽ đo các rung động và gia tốc mà các phi hành gia NASA Artemis trong tương lai sẽ trải qua" - NASA cho biết trên Twitter. Các phép đo quan trọng sẽ được thu thập bởi 2 cảm biến đặt sau ghế chỉ huy và dưới cái tựa đầu. Vị chỉ huy này cũng sẽ mang 2 cảm biến bức xạ để đo độ phơi nhiễm bức xạ.


Các nhà khoa học NASA đang gắn Moonikin Campus vào tàu vũ trụ - (Ảnh: NASA).

Bộ đồ màu cam Moonikin Campus mặc cũng là một thử nghiệm khác của NASA, nhằm tạo nên trang phục tối ưu nhất cho các sứ mệnh vũ trụ.

Campos sẽ không đơn độc vì anh ta sẽ bay cùng 2 "thuộc cấp" khác là Helga và Zohar, tất nhiên cũng là hình nộm. Hai hình nộm này không có tay chân như vị chỉ huy, là thiết kế đơn giản hơn, như một phần của Thí nghiệm bức xạ Matroshka AstroRad (MARE).

Hiện Moonikin Campus đã yên vị trên ghế chỉ huy. Sứ mệnh Artemis 1 dự kiến sẽ khởi động vào ngày 29/8 sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News