Phóng thành công vệ tinh EarthCARE thăm dò tác động của mây đối với khí hậu

Vệ tinh EarthCARE, được phóng từ California (Mỹ), dự kiến sẽ bay quanh quỹ đạo cách Trái đất khoảng 400km trong ba năm tới với sứ mệnh tìm hiểu vai trò của mây trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ngày 28/5, tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX mang theo vệ tinh EarthCARE đã được phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California (Mỹ) lúc 15h20 giờ địa phương (5h20 sáng 29/5 theo giờ Việt Nam).

Phóng thành công vệ tinh EarthCARE thăm dò tác động của mây đối với khí hậu
Tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX trong một sứ mệnh, được phóng đi từ Trạm Không gian Kennedy ở Cape Canaveral, Florida (Mỹ), ngày 15/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Với sứ mệnh tìm hiểu vai trò của mây trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vệ tinh EarthCARE là kết quả hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và cơ quan vũ trụ JAXA của Nhật Bản.

ESA xác nhận vụ phóng thành công trên trang web của cơ quan.

Với trọng lượng hai tấn, EarthCARE dự kiến sẽ bay quanh quỹ đạo cách Trái đất khoảng 400km trong ba năm tới.

Giám đốc ESA, ông Josef Aschbacher nhấn mạnh việc phóng vệ tinh này là một minh chứng rằng thám hiểm vũ trụ không chỉ là thám hiểm các thiên hà và các hành tinh xa xôi, mà còn là tìm hiểu về chính Trái đất.

Theo ông Dominique Gillieron, người đứng đầu bộ phận dự án quan sát Trái đất của ESA, các đám mây là một hiện tượng phức tạp và đa dạng.

Ông giải thích thành phần và độ cao của các đám mây trong bầu khí quyển của Trái đất ảnh hưởng đến tác động của chúng đối với khí hậu.

Các đám mây tích ở tầng thấp hơn đóng vai trò như một chiếc ô, phản chiếu bức xạ của Mặt trời và làm mát bầu khí quyển.

Lên cao hơn, những đám mây ti hình thành từ tinh thể băng cho phép bức xạ Mặt trời xuyên qua và làm ấm Trái đất, sau đó sẽ giữ nhiệt như một tấm chăn.

Bà Simonetta Cheli, người đứng đầu các chương trình quan sát Trái đất của ESA, cho biết EarthCARE sẽ trở thành vệ tinh đầu tiên đo được sự phân bổ của các đám mây.

Cụ thể, hai thiết bị của vệ tinh sẽ chiếu ánh sáng các đám mây để thăm dò độ sâu của chúng, trong đó một thiết bị liên quan đến phát hiện ánh sáng và phạm vi (LIDAR) sẽ sử dụng xung laser để đo cả đám mây và aerosol (những hạt nhỏ như bụi, phấn hoa hoặc các chất ô nhiễm do con người thải ra như khói hoặc tro).

Ngoài ra, radar của vệ tinh sẽ xuyên qua các đám mây để đo lượng nước chứa trong đó và theo dõi tốc độ của đám mây. Các dụng cụ khác sẽ có nhiệm vụ đo hình dạng và nhiệt độ của những đám mây này.

Các dữ liệu nêu trên sẽ tạo thành bức tranh hoàn chỉnh đầu tiên về các đám mây từ góc nhìn của vệ tinh, từ đó hỗ trợ cải tiến các mô hình khí hậu nhằm đưa ra các dự đoán tốt hơn về xu hướng nóng lên toàn cầu, đặc biệt khi biến đổi khí hậu đã làm thay đổi sự phân bổ của các đám mây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chụp được

NASA chụp được "Thú mỏ vịt" di chuyển ở thế giới ngoài hành tinh

Thứ mà NASA gọi là " Thú mỏ vịt" không phải là một con vật, nhưng có thể là gợi ý về nơi sự sống ngoài hành tinh trú ẩn.

Đăng ngày: 29/05/2024
Phát hiện mới trên sao Kim: Hai núi lửa phun trào dung nham!

Phát hiện mới trên sao Kim: Hai núi lửa phun trào dung nham!

Các nhà khoa học đã phát hiện 2 dòng dung nham lớn, ngoằn ngoèo chảy ra từ hai góc khác nhau trên sao Kim.

Đăng ngày: 29/05/2024
Hàng trăm ngôi sao vụt biến thành lỗ đen trên bầu trời?

Hàng trăm ngôi sao vụt biến thành lỗ đen trên bầu trời?

Một nhóm khoa học gia đã đi tìm sự thật về những ngôi sao khổng lồ và rực rỡ đột ngột mất tích khỏi bầu trời một cách bí ẩn.

Đăng ngày: 28/05/2024
Thiết kế nhà ở tự lắp ráp trên Mặt trăng

Thiết kế nhà ở tự lắp ráp trên Mặt trăng

Các nhà nghiên cứu MIT thiết kế nhà ở trên Mặt Trăng dạng module tự lắp ráp, giúp bảo vệ phi hành gia khỏi bức xạ vũ trụ.

Đăng ngày: 28/05/2024
Đầu tháng 6, ngắm 6 hành tinh

Đầu tháng 6, ngắm 6 hành tinh "diễu hành" thẳng hàng trên bầu trời

Trong tuần đầu tiên của tháng 6, những người thích ngắm sao có cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện hiếm khi 6 hành tinh thẳng hàng trên bầu trời.

Đăng ngày: 27/05/2024
Tàu NASA cách 24 tỷ km truyền dữ liệu sau 6 tháng trục trặc

Tàu NASA cách 24 tỷ km truyền dữ liệu sau 6 tháng trục trặc

Tàu Voyager 1 của NASA trở lại vận hành bình thường sau khi trục trặc nghiêm trọng vào tháng 11 năm ngoái khiến tàu không thể truyền dữ liệu suốt nhiều tháng.

Đăng ngày: 27/05/2024
Phát hiện 16 siêu lỗ đen cổ đại đang bắn phá vũ trụ

Phát hiện 16 siêu lỗ đen cổ đại đang bắn phá vũ trụ

Một nhóm các nhà thiên văn học đã tìm hiểu xem những chùm tia cực mạnh từ các lỗ đen 10 tỉ năm tuổi này đã và đang hướng tới đâu.

Đăng ngày: 27/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News