'Robot kỷ Phấn Trắng” hiện hình trong hổ phách sau 86 triệu năm

Một sinh vật cổ đại, nhiều màu sắc, ánh kim như robot đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên khi "hiện về" nguyên vẹn trong một khối hổ phách kỷ Phấn Trắng cực hiếm ở Hungary.

Sinh vật mang danh pháp khoa học Alienopterix santonicus là... một con gián, nhưng là gián "quái vật" sống cùng loài khủng long.

Ảnh đồ họa của các nhà khoa học mô tả một sinh vật có màu sắc sặc sỡ, nhưng nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Biologia cho biết nó còn là một sinh vật... lấp lánh ánh kim, trông như một con robot lạc loài giữa thế giới quái vật cổ đại.


Con gián "quái vật" sặc sỡ và ánh kim của kỷ Phấn Trắng - (Ảnh: Márton Zsoldos).

Mảnh hổ phách quý hiếm giam giữ nó đã được khai quật tại một đường hầm của mỏ than Ajka-Csingervolgy ở Hungary, nơi nổi tiếng chứa những bao thể động vật chân đốt.

Kết quả xác định niên đại cho thấy mảnh hổ phách và chắc chắn là cả cơ thể của con gián lạ lùng bên trong có niên đại khoảng 83-86 triệu năm, tức giai đoạn muộn của kỷ Phấn Trắng.

Nó thuộc họ Alienopteridae, một họ gián đã tuyệt chủng trước đó chỉ được biết đến tại Bắc Mỹ và Bắc Myanmar và cũng là họ độc nhất được biết đến trong siêu họ Umenocoleoidea.

Và nó cũng là họ duy nhất đã vượt qua đại tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng sau đó, được kích hoạt bởi thiên thạch giết khủng long Chicxulub.


Miếng hổ phách bảo tồn cơ thể sinh vật - (Ảnh: Biologia).

Nhà cổ sinh vật học Márton Szabó từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary và Trường Đại học ELTE Eötvös Loránd, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Gián là một trong những bộ côn trùng chiếm ưu thế nhất trong hệ sinh thái các đại Cổ Sinh và Trung Sinh".

"Xuất hiện trong Kỷ Than đá muộn, chúng được coi là tổ tiên của mối, bọ ngựa và Chresmoda (một chi côn trùng đã tuyệt chủng). Trong quá trình tiến hóa kéo dài 320 triệu năm của chúng, gián đã thích nghi với nhiều hệ sinh thái và phát triển mức độ đa dạng sinh thái, hành vi và hình thái cao" - tờ Sci-News dẫn lời tiến sĩ Szabó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News