Tàu quỹ đạo sao Hỏa "già" nhất của NASA chưa cạn nhiên liệu

Sai sót khi tính toán lượng nhiên liệu còn lại của tàu quỹ đạo 22 tuổi Mars Odyssey khiến các chuyên gia từng nghĩ nó sắp phải dừng nhiệm vụ.

Suốt gần hai năm, các kỹ sư NASA lo ngại nguồn cung cấp nhiên liệu cho tàu quỹ đạo Mars Odyssey sắp cạn kiệt, dẫn đến kết cục bi thảm cho con tàu quý giá. Nhưng thực tế, họ đã tính toán nhầm lượng nhiên liệu còn lại trong bình chứa của Mars Odyssey, Gizmodo hôm 16/3 đưa tin.

Tàu quỹ đạo sao Hỏa già nhất của NASA chưa cạn nhiên liệu
Mô phỏng tàu vũ trụ Mars Odyssey của NASA đi qua phía trên cực nam sao Hỏa. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Mars Odyssey đã bay quanh sao Hỏa hơn hai thập kỷ, di chuyển khoảng 2,21 tỷ km trong không gian. Khi phóng lên vào năm 2001, tàu quỹ đạo mang theo 225,3kg nhiên liệu hydrazine để hoạt động. Tuy nhiên, con tàu lại không có đồng hồ đo nhiên liệu, khiến những chuyên gia phụ trách nhiệm vụ khó xác định chính xác lượng nhiên liệu còn lại trong bình.

Để kiểm tra lượng nhiên liệu, nhóm phụ trách sẽ làm nóng hai bình nhiên liệu đẩy của tàu vũ trụ và xem chúng mất bao lâu để đạt đến một mức nhiệt nhất định. "Giống như ấm trà, một bình nhiên liệu gần cạn sẽ nóng lên nhanh hơn bình đầy", NASA giải thích. Phương pháp này không hoàn hảo, nhưng vẫn giúp các chuyên gia ước tính khá tốt lượng nhiên liệu còn lại trong bình.

Hè năm 2021, các ước tính cho thấy có vẻ Mars Odyssey sắp cạn nhiên liệu, chỉ còn khoảng 5 kg. Cuối tháng 1/2022, nhóm chuyên gia tính toán lượng hydrazine còn lại là 2,8 kg. Điều này đồng nghĩa con tàu sẽ hết nhiên liệu trong vòng chưa đầy một năm, sớm hơn dự đoán ban đầu.

Nhóm kỹ sư của nhiệm vụ rất bối rối. Nguyên nhân có thể là Mars Odyssey rò rỉ nhiên liệu, hoặc các ước tính bị sai lệch. Họ nỗ lực tìm lý do suốt nhiều tháng trước khi mời một chuyên gia tư vấn bên ngoài, Boris Yendler - người chuyên ước tính nhiên liệu đẩy của tàu vũ trụ.

Sau khi nghiên cứu cách vận hành bên trong Mars Odyssey, Yendler tìm ra nguyên nhân đằng sau việc nhiên liệu biến mất. Thực chất, con tàu dùng máy sưởi để giữ cho các bộ phận không bị đóng băng ngoài không gian, trong đó có một máy sưởi kết nối các bình nhiên liệu. Máy sưởi này khiến nhiên liệu đẩy nóng lên với tốc độ nhanh hơn dự kiến. Điều này khiến nhóm phụ trách nhiệm vụ tính toán ra mức nhiên liệu ít hơn thực tế.

Nhóm nhiệm vụ sau đó tính toán lại lượng nhiên liệu của Mars Odyssey, xét đến cả lượng nhiệt tăng thêm. Kết quả, tàu quỹ đạo vẫn sẽ hoạt động tốt đến năm 2025. Tuy nhiên, nhóm nhiệm vụ vẫn đang nỗ lực tinh chỉnh phương pháp đo để trở nên chính xác hơn nữa.

Mars Odyssey là thành viên trọng yếu trong "đội quân" sao Hỏa của NASA. Tàu quỹ đạo này không chỉ chuyển tiếp dữ liệu giữa trạm điều khiển dưới mặt đất của NASA với các robot tự hành, mà còn giúp phát hiện các khoáng chất, mỏ băng và địa điểm hạ cánh tiềm năng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh gây sửng sốt trên sao Hỏa

Hình ảnh gây sửng sốt trên sao Hỏa

Tàn tích sông băng trên sao Hỏa cho thấy rằng, một số dạng nước vẫn có thể tồn tại trên hành tinh này

Đăng ngày: 18/03/2023
Robot NASA lần đầu tiên chụp ảnh tia nắng trên sao Hỏa

Robot NASA lần đầu tiên chụp ảnh tia nắng trên sao Hỏa

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA đăng ảnh chụp toàn cảnh hoàng hôn sao Hỏa của robot tự hành Curiosity, ghép từ 28 ảnh nhỏ.

Đăng ngày: 08/03/2023
NASA phát hiện những đụn cát bất thường trên sao Hỏa

NASA phát hiện những đụn cát bất thường trên sao Hỏa

Nếu ở Trái đất chúng có thể bị coi là dấu vết của người ngoài hành tinh, nhưng đây lại là các dấu hiệu ở trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 06/03/2023
Trung Quốc công bố về tín hiệu đặc biệt mà tàu sao Hỏa thu được

Trung Quốc công bố về tín hiệu đặc biệt mà tàu sao Hỏa thu được

Tàu thăm dò Sao Hỏa Zhurong của Trung Quốc đã trả về Trái đất những dữ liệu thám sát quý giá bằng radar xuyên đất, giúp tiết lộ cấu trúc đặc biệt bên dưới bề mặt hành tinh.

Đăng ngày: 02/03/2023
Tàu NASA chụp ảnh robot Trung Quốc

Tàu NASA chụp ảnh robot Trung Quốc "bất động" trên sao Hỏa

Ảnh chụp của tàu MRO cho thấy robot Chúc Dung đứng im trên sao Hỏa từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, có thể do ảnh hưởng của bão bụi.

Đăng ngày: 23/02/2023
Tên lửa Blue Origin sẽ chở tàu vũ trụ NASA tới sao Hỏa

Tên lửa Blue Origin sẽ chở tàu vũ trụ NASA tới sao Hỏa

Tên lửa New Glenn cao 95m của Blue Origin sẽ chở hai tàu vũ trụ NASA tới quỹ đạo sao Hỏa để nghiên cứu từ quyển của hành tinh này.

Đăng ngày: 19/02/2023
Vì sao không thể đưa đất trên sao Hỏa về Trái đất?

Vì sao không thể đưa đất trên sao Hỏa về Trái đất?

Vào ngày 4/7/1997, sứ mệnh Pathfinder của NASA đã đưa tàu thám hiểm Sojourner vượt qua hành trình 120 triệu dặm, kéo dài 7 tháng, để đến Sao Hỏa. Đã gần 30 năm trôi qua, tại sao chúng ta vẫn chưa mang được những mẫu đất trên Sao Hỏa về Trái Đất?

Đăng ngày: 17/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News